Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV): Giao dịch trên thị trường hàng hóa tương lai, bạn được quyền thực hiện lệnh bán khống (short sell) cho lượng hàng hóa mà bạn đang nắm giữ hoặc sẽ nắm giữ, tính đến thời hạn giao hàng của kỳ hạn mà bạn giao dịch. Các lệnh short sell thường được DN xuất khẩu sử dụng nhằm thực hiện bảo hiểm rủi ro cho các hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của mình. Tuy nhiên, tổng trạng thái mở của khách hàng phải nằm trong hạn mức giao dịch mà ngân hàng đã cấp duyệt và bạn phải đảm bảo được mức ký quỹ theo yêu cầu của ngân hàng.
Xin cho biết về giao dịch quyền chọn (options) hợp đồng hàng hóa tương lai. Những ưu điểm và nhược điểm của nó so với giao dịch futures?
Quyền chọn là một thoả thuận về quyền (nhưng không kèm theo nghĩa vụ) được mua hay bán một hợp đồng tương lai hoặc một tài sản nhất định tại một mức giá và trong một khoảng thời gian xác định trước.
Quyền chọn được phân làm 2 loại: quyền chọn mua (call option) và quyền chọn bán (put option). Người nắm giữ quyền chọn mua có “quyền” nhưng không bao gồm nghĩa vụ phải mua một hợp đồng tương lai với một mức giá xác định trước. Người nắm giữ quyền chọn bán có “quyền” nhưng không bao gồm nghĩa vụ phải bán một hợp đồng tương lai với một giá xác định trước.
So với giao dịch futures, giao dịch hợp đồng quyền chọn có các ưu và nhược điểm sau. Ưu điểm: người giao dịch được linh hoạt trong việc lựa chọn các phương án bảo hiểm. Bên mua quyền chọn vừa tránh được rủi ro khi giá biến động ngược chiều vừa không mất chi phí cơ hội trong trường hợp giá biến động thuận chiều; đối với bên bán quyền chọn lợi ích là phí giao dịch. Nhược điểm: phí quyền chọn tương đối lớn; rủi ro đối với bên bán quyền chọn lớn.
Câu hỏi của các doanh nghiệp xin gửi đến địa chỉ email dautuchungkhoan@vir.com.vn, hoặc Bidvcommodity@bidv.com.vn, ghi rõ chuyên mục Tư vấn Xuất nhập khẩu