"Làm nóng" cổ phần hóa: Cần "thêm nhiệt" cho cầu

(ĐTCK) Từ đầu năm 2014 đến nay, hàng loạt doanh nghiệp lớn như: Tổng công ty Viglacera, Tổng công ty Đầu tư nước và Môi trường Việt Nam… bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng  không mấy thành công, bởi lượng bán được chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng lượng cổ phần đưa ra chào bán.
Trong đợt IPO Viglacera vừa qua, nhà đầu tư nước ngoài mua 10,1 triệu cổ phần Trong đợt IPO Viglacera vừa qua, nhà đầu tư nước ngoài mua 10,1 triệu cổ phần

Ngay sau Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, với thông điệp: tạo chuyển biến mạnh mẽ và có được kết quả rõ rệt hơn về tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; kiên quyết thay thế, điều chuyển lãnh đạo doanh nghiệp chần chừ, thực hiện không có kết quả tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước…, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 15/2014 về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong đó đưa ra những giải pháp chưa từng có tiền lệ…

Cụ thể, đối với hoạt động thoái vốn ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất - kinh doanh chính, các doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn, tổng công ty được thoái vốn đầu tư dưới mệnh giá, hoặc dưới giá trị sổ sách kế toán của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi khoản dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính theo quy định… Việc chuyển nhượng các khoản đầu tư tại các doanh nghiệp chưa niêm yết có giá trị tính theo mệnh giá từ 10 tỷ đồng trở lên, doanh nghiệp được chọn thuê các CTCK bán đấu giá, hoặc tự tổ chức đấu giá tại doanh nghiệp… Chính phủ giao Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) xem xét mua lại các khoản đầu tư ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất - kinh doanh chính của các tập đoàn, tổng công ty vào lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng sau khi thoái vốn không thành công…

Với những cơ chế mang tính đột phá, lần đầu tiên được áp dụng như trên, mang lại kỳ vọng sẽ giải tỏa những bế tắc lâu nay trong quá trình thoái vốn đầu tư ngoài ngành. Qua đó, “làm nóng” quá trình cổ phần hóa trở lại sau thời gian khá dài trầm lắng.

Tuy nhiên, một số chuyên gia, nhà đầu tư lớn nước ngoài nhìn nhận, nỗ lực “làm nóng” cổ phần hóa sẽ gặp cản trở nếu không chú trọng tạo bước đột phá tương xứng để tăng cầu. Thực tế này đã được chứng minh, khi từ đầu năm 2014 đến nay, hàng loạt doanh nghiệp lớn như: Tổng công ty Viglacera, Tổng công ty Đầu tư nước và Môi trường Việt Nam… bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) không mấy thành công, bởi lượng bán được chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng lượng cổ phần đưa ra chào bán. Diễn biến này cho thấy, nếu không sớm có giải pháp tăng cầu tương xứng, thì tình trạng “bội cung” vẫn tiếp diễn.

Thực tế trên cho thấy, thúc đẩy cổ phần hóa, mà như mục tiêu của Chính phủ đề ra là hoàn thành cổ phần hóa tới 432 doanh nghiệp nhà nước, trong đó có nhiều tập đoàn, tổng công ty chỉ trong vòng hơn một năm tới. Một còn số kỷ lục, đồng nghĩa sẽ tạo ra nguồn cung hàng hóa kỷ lục. Bởi vậy, việc tạo cầu để hấp thụ hết lượng cung này đã đến lúc không thể chậm trễ.

Dưới cái nhìn của nhà đầu tư nước ngoài, ông Ong Seng Yeow, Giám đốc Nghiên cứu Phân tích toàn cầu, Tập đoàn Maybank Kim Eng cho rằng, tăng room sở hữu cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài như Chính phủ Việt Nam đang dự định triển khai, là một trong những giải pháp hữu hiệu để tăng cầu. Giải pháp này không chỉ hỗ trợ tích cực cho nỗ lực thúc đẩy cổ phần hóa của Chính phủ, mà còn giúp TTCK Việt Nam thu hút dòng vốn ngoại mạnh mẽ hơn.

Người quan sát

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục