Làm gì trước tin đồn?

Vừa qua, các NĐT trên TTCK và thị trường tiền tệ đau đầu với những tin đồn thất thiệt. Mặc dù, sau đó đã có những trấn an từ phía cơ quan chức năng, song tôi thấy chưa kịp thời. Vậy, cơ quan quản lý nhà nước nên có biện pháp ngăn chặn như thế nào?. Tôi xin đưa ra một vài khuyến nghị sau:
Cơ quan chức năng phải đối phó nhanh trước các tin đồn thất thiệt trên TTCK để giảm thiếu rủi ro cho NĐT. Ảnh minh họa: Hoài Nam/ĐTCK Cơ quan chức năng phải đối phó nhanh trước các tin đồn thất thiệt trên TTCK để giảm thiếu rủi ro cho NĐT. Ảnh minh họa: Hoài Nam/ĐTCK

Thứ nhất, cơ quan chức năng phải thành lập ngay một bộ phận chuyên tiếp nhận và phản ứng nhanh để đối phó kịp thời với những tin đồn.

Thứ hai, phải thành lập ngay một đường dây nóng (số điện thoại di động) để khi có tin đồn xảy ra, thì số di động này sẽ chủ động nhắn đến toàn bộ NĐT để trấn an; số điện thoại này phải làm sao để mọi người dân đều biết và tin tưởng.

Thứ ba, xử lý thật nghiêm những người tung tin đồn.

Thứ tư, người phát ngôn của cơ quan quản lý TTCK phải ngay lập tức xuất hiện trên tất cả các kênh truyền hình, phát thanh để thông báo chính thức phủ nhận tin đồn, nhằm giảm thiệt hại cho NĐT.

Có như vậy, tôi nghĩ mọi người dân sẽ tin tưởng và không bao giờ nghe theo tin đồn. Ngoài ra, cũng thành lập ngay số điện thoại để tiếp nhận phản ánh cũng như thắc mắc của người dân khi nghe tin đồn. Vì hiện nay, người dân khi tiếp nhận tin đồn thì không biết kiểm chứng thông tin như thế nào.

Nguyễn Đăng Khoa, khoacpa@yahoo.com; 13/24 đường 28, khu phố 2, phường Cát Lái, quận 2, TP. HCM
Nguyễn Đăng Khoa, khoacpa@yahoo.com; 13/24 đường 28, khu phố 2, phường Cát Lái, quận 2, TP. HCM