Lãi suất huy động đã giảm

(ĐTCK-online) Theo tổng hợp của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), lãi suất huy động trong một tháng qua (15/9 - 15/10) của các ngân hàng thương mại tiếp tục giảm, cho dù mức giảm không lớn. Mặc dù vậy, theo nhận định của VNBA, lãi suất của các ngân hàng hiện tại vẫn đang ở mức cao so với tình trạng cung cầu vốn, chính vì vậy VNBA vẫn kêu gọi tiếp tục giảm lãi suất đối với các ngân hàng áp dụng lãi suất huy động cao hơn lãi suất mà các thành viên đã thỏa thuận từ tháng 4/2007.
Các ngân hàng thương mại có nguồn vốn khá "xông xênh". Các ngân hàng thương mại có nguồn vốn khá "xông xênh".

Theo thống kê của VNBA, các mức lãi suất mà các ngân hàng áp dụng đối với 4 kỳ hạn (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng) xoay quanh trần lãi suất đã thỏa thuận. Chẳng hạn, đối với lãi suất kỳ hạn 12 tháng mà các ngân hàng thương mại nhà nước áp dụng trong khoảng từ 0,65%/tháng - 0,72%/tháng, thấp hơn mức trần thỏa thuận (0,69%/tháng) là 0,03%/tháng và cao hơn mức sàn là 0,04%/tháng.

“Hiện tại, lãi suất huy động của các ngân hàng đang ở mức cao, tốc độ huy động vốn lớn hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng, trong khi vốn khả dụng của toàn hệ thống vẫn dư thừa kéo dài”, báo cáo của VNBA nhận định.

Cũng theo nhận định của VNBA, tình hình lạm phát đã chững lại nhưng đang ở mức cao, trong thời gian tới các luồng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài đổ vào Việt Nam là rất lớn, tác động trực tiếp đến quan hệ cung cầu vốn trên thị trường. Chính vì vậy, VNBA đề nghị các ngân hàng tiếp tục giảm mức lãi suất đúng theo tinh thần đã thỏa thuận giữa các hội viên để tránh cạnh tranh không lành mạnh, góp phần kiềm chế lạm phát.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, năm nay có thể là năm khá đặc biệt đối với thị trường tiền tệ Việt Nam, mặc dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phải áp dụng các biện pháp thắt chặt tiền tệ rất mạnh như nâng dự trữ bắt buộc lên mức 10%, nâng lãi suất tín phiếu NHNN lên mức trên 7%/năm, tăng tần suất hút tiền qua thị trường mở gấp nhiều lần những năm trước,… nhưng các ngân hàng thương mại vẫn có nguồn vốn khá “xông xênh”.

Nguyên nhân quan trọng là nguồn vốn ngoại đổ vào nhiều, thêm vào đó tốc độ tăng trưởng tín dụng năm nay được dự đoán là sẽ khó cao hơn những năm trước. Thắt chặt nhưng vốn vẫn không bị hạn hẹp, vốn khả dụng dư thừa nhưng lãi suất hạ không đáng kể, đó là những điều đang diễn ra trên thị trường tiền tệ.

Đối với lãi suất, hiện vẫn có những quan điểm “tranh cãi” nhau, nhiều ngân hàng đưa ra lý giải rằng, họ không dám hạ lãi suất huy động xuống thấp hơn nữa bởi lo ngại lạm phát sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi người gửi tiền. Nhưng ngược lại, cũng có ý kiến cho rằng, trong một thời gian ngắn có thể chấp nhận lãi suất huy động thấp hơn lạm phát, còn trong giai đoạn dài thì vẫn đảm bảo quyền lợi người gửi tiền, đồng thời các ngân hàng hạ lãi suất huy động sẽ có điều kiện hạ lãi suất cho vay, hỗ trợ khách hàng vay vốn đầu tư sản xuất.

Quan điểm nào cũng có những lý giải hợp lý, chỉ biết rằng lãi suất được giảm đi không đáng kể, các ngân hàng vẫn đang thăm dò thị trường, thay vì áp dụng chính sách tăng hay hạ lãi suất mang tính gây sốc.

Mức lãi suất một số kỳ hạn của các ngân hàng thương mại

Đơn vị: %/tháng

Số TT

Ngân hàng

KKH

3 tháng

6 tháng

9 tháng

12 tháng

1

Công thương Việt Nam

0,25

0,59

0,62

0,65

0,70

2

Ngoại thương Việt Nam

0,25

0,60

0,63

0,65

0,69

3

Nông nghiệp và PTNT Việt Nam

0,25

0,60

0,63

0,65

0,69

4

Đầu tư và Phát triển Việt Nam

0,25

0,55-0,62

0,60-0,64

0,63-0,67

0,65-0,695

5

Phát triển nhà ĐBSCL

0,28

0,66

0,69

0,70

0,72

6

Sài Gòn Thương tín

0,25

0,70-0,725

0,65-0,75

0,755

0,82

7

Sài Gòn Công thương

0,30

0,72

0,74

0,76

0,78

8

Xuất nhập khẩu

0,25

0,69-0,71

0,71-0,73

0,73-0,75

0,75-0,77

9

Phương Đông

0,30

0,72

0,75

0,77

0,80

10

Bắc Á

0,31

0,72

0,74

0,76

0,785

11

Á Châu

0,25

0,71

0,73

0,75

0,765

12

Đông Nam Á

0,25

0,70

0,73

0,75

0,77

13

Quốc tế

0,25

0,71

0,73

0,75

0,77

14

Hàng hải

0,30

0,71-0,715

0,735

0,75-0,755

0,75-0,775

15

Kỹ thương

0,20

0,66

0,69

0,71

0,74

16

Phương Nam

0,30

0,715

0,735

0,76

0,78-0,795

17

Nhà Hà Nội

0,25

0,63

0,65

0,68

0,69

18

Quân đội

0,20

0,69

0,73

0,74

0,77

19

Đông Á

0,25

0,70

0,73

0,75

0,77

20

Ngoài quốc doanh

0,28-0,30

0,69-0,71

0,71-0,73

0,73-0,75

0,75-0,77

21

Việt Á

0,30

0,0

0,72

0,75

0,76-0,795

22

Nam Á

0,30

0,70

0,715

0,73

0,75

23

Đệ Nhất

0,25

0,72

0,74

0,76

0,80

24

Xăng dầu

0,25

0,715

0,735

 

0,81

25

Kiên Long

0,31

0,72

0,75

0,78

0,81

26

Miền Tây

0,30

0,73

0,77

0,78

0,80

27

Sài Gòn - Hà Nội

0,30

0,73

0,75

0,77

0,79

28

Phát triển nhà TP. HCM

0,25

0,63

0,65

0,68

0,69

29

Gia Định

0,25-0,30

0,62-0,71

0,64-0,75

0,66-0,77

0,72-0,79

30

Sài Gòn

0,30

0,636-0,73

0,636-0,76

0,635-0,78

0,634-0,80

31

Dầu khí Toàn Cầu

0,28

0,73

0,76

0,78

0,791

32

Rạch Kiến

0,25

0,69

0,72

0,74

0,78

33

An Bình

0,30

0,73

0,77

0,78

0,82

34

Thái Bình Dương

0,25

0,73

0,75

0,755

0,77

35

Đại Á

0,30

0,70

0,73

0,75

0,77

36

Đại Dương

0,25

0,72

0,75

 

0,785

37

Mỹ Xuyên

0,30

0,73

0,76

0,78

 

38

Liên doanh Việt Nga

0,25

0,70

0,72

0,75

0,77

  Nguồn: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

Trần Kiên
Trần Kiên

Tin cùng chuyên mục