Lãi suất điều hành giảm, tiền đổ mạnh vào chứng khoán

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Dù các quyết định về chính sách tiền tệ đều sẽ có độ trễ, nhưng không thể phủ nhận tâm lý tích cực của nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán sau thông tin Ngân hàng Nhà nước thông báo giảm lãi suất điều hành lần thứ tư liên tiếp trong chiều nay.
Lãi suất điều hành giảm, tiền đổ mạnh vào chứng khoán

Thị trường sau phiên sáng giao dịch tích cực đã bước vào phiên chiều tiếp tục hứng khởi với việc đón nhận thông tin chính thức về việc Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất điều hành lần thứ 4 liên tiếp bằng Quyết định số 1123/QĐ-NHNN.

Cụ thể, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5%/năm; lãi suất tái cấp vốn giảm từ mức 5,0%/năm xuống 4,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ mức 3,5%/năm xuống 3,0%/năm.

Giao dịch theo đó sôi động và kéo VN-Index tăng lên gần ngưỡng 1.130 điểm. Tưởng chừng tâm lý hưng phấn sẽ khiến thị trường tiếp tục bay cao, nhưng ngưỡng trên lại là điểm không thể tốt hơn để chốt lời và điều đó đã diễn ra khá nhanh, khiến bảng điện tử đảo chiều đổi sắc và VN-Index dần lùi về dưới tham chiếu tại 1.115 điểm khi đóng cửa.

Tuy nhiên, toàn thị trường ghi nhận thêm một phiên có hơn 1 tỷ cổ phiếu được trao tay và hơn 1 tỷ USD giá trị giao dịch.

Chốt phiên, sàn HOSE có 170 mã tăng và 258 mã giảm, VN-Index giảm 1,75 điểm (-0,16%), xuống 1.115,22 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 1,16 tỷ cổ phiếu, giá trị 22.425,1 tỷ đồng, tăng 63% về khối lượng và 69% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp gần 91 triệu đơn vị, giá trị 2.069 tỷ đồng.

Áp lực bán thắng thế khiến các sắc đỏ xuất hiện nhiều hơn ở nhóm bluechip, dù chỉ vài mã giảm tương đối như PLX -2,9% xuống 37.200 đồng, PDR -2,6% xuống 16.850 đồng, SAB -2,5% xuống 155.000 đồng, NVL -2,3% xuống 13.900 đồng. Các cổ phiếu GAS, VRE, GVR, VJC, CTG giảm từ 1% đến 1,7%, còn TCB, BID, MSN, MWG, VHM…chỉ giảm nhẹ.

Các cổ phiếu tăng điểm cũng đều hạ nhiệt, chỉ còn STB giữ được mức tăng mạnh +4,3% lên 29.000 đồng, trong khi SSI chỉ còn nhích 1,6%, BCM tăng 1,5%, VCB tăng 1,4% và là trụ đỡ chính cho thị trường.

Nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán vốn là điểm sáng từ đầu phiên, thì sang đến phiên chiều cũng đã hạ độ cao và đa số chỉ còn tăng nhẹ, ngoài SSI nêu trên thì VND, APG, HCM, VCI, VIX, AGR, VDS chỉ còn tăng từ 1,6% đến 2,3%. Đáng chú ý là VND, VIX có thời điểm đã chạm giá trần, với VND phiên này khớp lệnh cao nhất thị trường khi có hơn 69,3 triệu đơn vị, lực mua nước ngoài khá tốt với khối lượng mua ròng đạt hơn 23,4 triệu đơn vị.

Dù vậy, ở nhóm này vẫn “vớt vát” được TVB, khi tăng 4,5% lên 6.270 đồng, khớp hơn 1,5 triệu đơn vị.

Một vài cổ phiếu riêng lẻ có mức tăng cao như HVX và TDP khi đều chạm giá trần tại 4.300 đồng và 30.850 đồng. Cổ phiếu TLG +6,2% lên 60.000 đồng, BIC +4,4% lên 25.950 đồng, HDC +3,3% lên 29.500 đồng…

Ở chiều ngược lại, lực bán mạnh vẫn hướng đến cổ phiếu ITA, khi khớp tổng cộng hơn 35,1 triệu đơn vị, và giá giảm sàn -6,9% xuống 5.700 đồng. Tương tự là SJF khi cũng nằm sàn -6,9% xuống 4.300 đồng, SVD -6,8% xuống 3.860 đồng.

Giảm sâu khác đáng kể còn LGL -6,7% xuống 4.630 đồng, PTL -5,8% xuống 4.200 đồng, TGG -5% xuống 3.580 đồng. Các cổ phiếu KPF, TLD, AGM, NHH, DXS, FIT, CIG, QBS, KMR, TDH, TCD, AAA, PTC giảm từ 3% đến hơn 4%.

Đáng kể khác là cổ phiếu QCG, khi có thêm một phiên “nhảy múa”, khi mở cửa trong sắc đỏ và có thời điểm được kéo lên giá trần, trước khi bị đẩy lùi về mức thấp nhất ngày -6,7% xuống 9.800 đồng, khớp hơn 5,12 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, diễn biến tương tự trên HOSE, khi HNX-Index nới thêm đà tăng đôi chút khi giao dịch trở lại trong phiên chiều và quay đầu lao dốc do lực bán gia tăng.

Đóng cửa, sàn HNX có 83 mã tăng và 109 mã giảm, HNX-Index giảm 1,09 điểm (-0,48%), xuống 228,44 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 135,5 triệu đơn vị, giá trị 2.192,6 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 17,5 triệu đơn vị, giá trị 264,2 tỷ đồng.

Phần lớn các cổ phiếu tăng điểm cuối phiên sáng đều đã đảo chiều, với sắc đỏ bao trùm IPA, MBG, DDG, TNG, PVC, TAR, AMV, HUT, IDC và PVS, dù mức giảm chỉ trên dưới 2%, khớp lệnh từ 1,42 triệu đến 8,4 triệu đơn vị.

Cổ phiếu C69 là điểm sáng hiếm hoi khi giữ được giá trần +9,8% lên 9.000 đồng, khớp gần 2 triệu đơn vị.

Tăng điểm khác còn TVC +6,5% lên 6.600 đồng, APS +4,1% lên 15.200 đồng, còn API, BVS, TIG, MBS, SHS và CEO chỉ còn tăng nhẹ, trong đó, SHS vẫn là cổ phiếu có thanh khoản cao nhất và bỏ xa phần còn lại với hơn 44,3 triệu đơn vị khớp lệnh.

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index cũng đã nhích nhẹ trong đầu phiên chiều, trước khi đảo chiều về dưới tham chiếu, nhưng may mắn hơn hai chỉ số chính khi kịp bật nhẹ trở lại về sắc xanh ở những phút cuối.

Đóng cửa, UpCoM-Index tăng 0,07 điểm (+0,09%), lên 84,62 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 110,8 triệu đơn vị, giá trị 879 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 16,1 triệu đơn vị, giá trị 259 tỷ đồng.

Bảng điện tử phân hóa rất mạnh, với hàng loạt cổ phiếu ở giá tham chiếu như CEN, KVC, DDV, ACM, HLA, VAB, KSH, C4G, PPI và có cả BSR, trong đó, BSR là cổ phiếu thanh khoản cao nhất UpCoM với hơn 9 triệu đơn vị.

Các mã tăng đáng chú ý có FTM, VKC và MPT khi đều đóng cửa ở giá trần, khớp từ 1,05 triệu đến hơn 1,53 triệu đơn vị.

Trái lại, cổ phiếu BII tiếp tục nằm sàn -12,5% xuống 1.400 đồng, khớp được hơn 4,83 triệu đơn vị.

Trên thị trường phái sinh, hợp đồng VN30F2307 nhích 3,9 điểm, tương đương +0,35% lên 1.102,6 điểm, khớp lệnh hơn 245.000 đơn vị, khối lượng mở hơn 35.200 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, phiên này có 4 mã thanh khoản cao nhất với 1,03 triệu đến 1,72 triệu đơn vị khớp lệnh, trong đó, ba mã tăng là CSTB2225 +11,7% lên 4.860 đồng/cq, CSTB2224 +12,7% lên 4.790 đồng/cq, CHPG2306 +1,4% lên 1.400 đồng, và CMWG2302 giảm 3,3% xuống 290 đồng/cq.

Lạc Nhạn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,221.03 4.67 0.38% 170,273 tỷ
HNX 228.22 0.73 0.32% 1,402 tỷ
UPCOM 89.78 0.09 0.1% 617 tỷ