Lãi suất cho vay còn dư địa giảm

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Mặt bằng lãi suất thấp sẽ tiếp tục được duy trì hỗ trợ cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang tác động phức tạp tới doanh nghiệp và người dân, nhất là khi lạm phát thấp.
Lãi suất cho vay còn dư địa giảm

Trong báo cáo vĩ mô tháng 9 mới đây và triển vọng quý IV/2021, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định rằng, xu hướng giảm của lãi suất sẽ chững lại trong quý IV/2021, các nhịp tăng nhẹ có thể xuất hiện vào cuối năm.

Đối với thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng), VCBS dự báo, thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng quy cuối năm nay vẫn dồi dào, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng sẽ duy trì xung quanh mặt bằng như hiện tại, và chỉ ghi nhận một số áp lực tăng ngắn hạn vào cuối năm.

Trong khi đó, lãi suất huy động nhiều khả năng sẽ ổn định ở mặt bằng thấp trong quý IV/2021, dựa trên những luận điểm như sau.

Chỉ số giá tiêu dùng bình (CPI) quân 9 tháng năm 2021 tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trƣớc, mức tăng bình quân 9 tháng thấp nhất kể từ năm 2016.

Trong tháng 10/2021, VCBS dự báo CPI nhiều khả năng tiếp đà giảm 0,2%-0,3%. VCBS đánh giá lạm phát năm 2021 sẽ tăng dưới 3,0%, là nền tảng vững chắc cũng như dư địa để Ngân hàng Nhà nước điều hành chỉnh sách tiền tệ, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.

Thực tế, lãi suất tiền gửi trung bình lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng. Trong đó, lãi suất tại các ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2017 tới nay.

Cụ thể, nhóm ngân hàng có gốc quốc doanh không thay đổi lãi suất tiết kiệm đối với cả 2 loại kỳ hạn 6 và 12 tháng, duy trì ở mức 3,775% và 4,95%/năm.

Tại nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn, lãi suất tiền gửi ghi nhận giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2017 tới nay đối với hai kỳ hạn trên.

Theo đó, lãi suất kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng giảm lần lượt 0,02 và 0,05 điểm phần trăm, xuống còn 4,45% và 5,39%/năm.

Đối với ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ, lãi suất huy động của kỳ hạn 6 tháng được điều chỉnh giảm 0,02 điểm phần trăm, xuống còn 5,37%/năm; trong khi lãi suất kỳ hạn 12 tháng điều chỉnh tăng nhẹ lên 6%/năm.

Mặt bằng lãi suất huy động được nhóm phân tích của VCBS nhận định, tiếp tục ổn định trong khi nhiều ngân hàng thương mại đã công bố các chương trình giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn dịch bệnh.

VCBS cho rằng, mặt bằng lãi suất thấp sẽ được duy trì để hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Giai đoạn này, thông điệp NHNN tiếp tục nhất quán: kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào hoạt động kinh doanh, đầu cơ bất động sản. Định hướng chung là duy trì mặt bằng lãi suất thấp để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong diễn biến phức tạp.

Tuy nhiên, theo các cuyên gia VCBS, sẽ áp lực tăng nhất định trong mùa cao điểm nếu có, có thể xuất hiện vào cuối năm, khi ngân hàng thừờng đẩy mạnh cho vay, doanh nghiệp và người dân có xu hướng rút tiền khỏi hệ thống kéo theo áp lực huy động.

Báo cáo thị trường trái phiếu mới đây, Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cũng cho biết, tính tới cuối tháng 9/2021, lãi suất huy động tiếp tục duy trì đà giảm đối với hai kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng.

Mức giảm lần lượt 0,03 và 0,002 điểm phần trăm, xuống còn 4,71% và 5,561% vào cuối tháng 9 và đầu tháng 10/2021. Đây cũng là điều kiện để ngân hàng thêm dư địa giảm lãi suất cho vay, kích cầu tăng trưởng tín dụng trong quý cuối năm nay.

Số liệu Ngân hàng Nhà nước đưa ra tính tới 20/9, tăng trưởng tín dụng nền kinh tế đạt 7,11%. So với cuối tháng 7/2021, dư nợ tín dụng mới chỉ đạt mức tăng 0,23%, tăng tương đối thấp do những tác động tiêu cực từ dịch bệnh.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, diễn biến trên cho thấy, thanh khoản thị trường vẫn dồi dào, đặc biệt khi lãi suất liên ngân hàng tiếp tục duy trì ở mức dưới 1% đối với kỳ hạn 1 tháng là điều kiện tích cực cho ngân hàng giảm thêm lãi vay, kích cầu tín dụng.

Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, sẽ tiếp tục xem xét tới việc gia tăng hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại để kích thích cho nền kinh tế.

Trước đó, trong quý III/2021, một loạt ngân hàng đã được nới room tín dụng, cao nhất là TPBank và Techcombank với mức nới lên tới lần lượt là 17,4% và 17%.

Bên cạnh đó, một số ngân hàng khác cũng được nới room tín dụng lên 13-16% như: ACB, MB, VIB, LienVietPostBank... tùy sức khỏe và mức độ rủi ro, hỗ trợ lãi vay.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng đang xem xét về việc đưa gói cấp bù lãi suất 3.000 tỷ đồng tương đương quy mô dư nợ hơn 100.000 tỷ đồng (lãi suất 3-4%/năm) ra nền kinh tế để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Vân Linh

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục