>>HSBC: Kinh tế Việt Nam đã vượt qua được giai đoạn tồi tệ nhất
Cụ thể, PMI toàn phần được điều chỉnh theo mùa trong tháng 9 đã tăng trở lại trên mức trung bình 50 điểm, đạt 51,5 điểm. Chỉ số tháng này đã cải thiện khá mạnh so với mức 49,4 điểm của tháng 8 và là kết quả tốt nhất kể từ tháng 4/2011 - tháng đầu tiên bắt đầu có dữ liệu khảo sát. Yếu tố góp phần làm tăng PMI trong tháng 9 là số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm có mức tăng kỷ lục trong lịch sử khảo sát.
“Số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh phản ánh nhu cầu cơ bản của cả khách hàng trong và ngoài nước có sự cải thiện. Chất lượng sản phẩm tốt hơn và giá cả cạnh tranh hơn - cuộc khảo sát mới nhất cho thấy, giá xuất xưởng đã giảm tháng thứ sáu liên tiếp - cũng giúp tăng trưởng doanh thu bán hàng”, Trinh Nguyen, Chuyên viên kinh tế - Ngân hàng HSBC nhận định.
Bên cạnh đó, lượng việc làm trong ngành sản xuất Việt
Về tình hình quý tới, bà Trinh Nguyen cho biết: “Kết quả chỉ số PMI trên 50 điểm biểu thị nhu cầu trên toàn cầu đối với hàng hóa của Việt Nam đã được cải thiện, đồng thời các điều kiện kinh doanh trong nước cũng đã ổn định hơn. Tuy nhiên, trong khi kỳ vọng sản lượng sẽ tăng trong quý cuối năm 2013 nhờ sự phục hồi kinh tế ở khu vực đồng tiền chung châu Âu, Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản, chúng tôi nhận thấy nhu cầu trong nước vẫn còn khá thấp”.
Về vấn đề giá cả, nghiên cứu của HSBC nhận định, giá cả đầu vào vẫn tăng trong tháng 9, mặc dù có giảm nhẹ so với mức cao của tháng 8, mức độ tăng của chi phí sản xuất trung bình vẫn khá cao và với giá cả đầu ra giảm trong bối cảnh áp lực cạnh tranh gay gắt, biên lợi nhuận tiếp tục bị thu hẹp.
Thực tế diễn biến giá cả cũng chứng minh cho nhận định này khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2013 được Tổng cục Thống kê công bố với mức tăng 1,06% so với tháng trước đó. Như vậy, CPI 9 tháng đầu năm 2013 đã tăng 4,63%. Trong đó, 2 nhóm tăng cao nhất là nhóm thuốc, dịch vụ y tế và nhóm giáo dục (tăng lần lượt 18,67% và 10,98%) do việc điều chỉnh tăng phí dịch vụ y tế và phí dịch vụ giáo dục tại một số địa phương lớn.
Các chuyên gia nhận định, tình hình lạm phát từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp do bước vào mùa vụ tiêu dùng, lễ tết, cộng với tình hình thiên tai, bão lũ nghiêm trọng tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Nhiều mặt hàng cơ bản cũng lăm le tăng giá, trong đó mới nhất là từ ngày 1/10, giá nước sạch trên địa bàn TP. Hà Nội bắt đầu lộ trình tăng giá giai đoạn 1.
Báo cáo mới nhất của ANZ về tình hình kinh tế châu Á - Thái Bình Dương cũng dự báo, con số lạm phát tối đa của Việt
“Một trong những điểm sáng của kinh tế vĩ mô Việt Nam 9 tháng đầu năm là việc kiềm chế được giá cả tiêu dùng, tuy nhiên nguy cơ tái lạm phát cao vẫn rình rập khi mà những nút thắt nội tại của nền kinh tế chưa được giải quyết, kèm theo sự trì trệ của thị trường sẽ càng làm cho tình hình lạm phát đình đốn trở nên khó giải quyết ”, TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội nhận định.
Một trong những nút thắt quan trọng nữa là sự khó khăn trong việc tiếp nhận vốn tín dụng của nền kinh tế. Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ phục vụ phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2013, tính đến ngày 20/9/2013, tốc độ tăng dư nợ tín dụng đạt khoảng 6,05% so với tháng 12/2012 (cùng kỳ tăng 2,35%). Trong khi đó, trần lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 9 - 11,5%/năm, trung và dài hạn 11,5 - 13%/năm. Đến cuối tháng 8/2013, lãi suất của gần 75% các khoản vay cũ (cuối năm 2012 là 33,4%) đã về mức 13%/năm; các khoản vay có lãi suất từ 13 - 15%/năm còn khoảng 16,8% (cuối năm 2012 là 46,1%). Như vậy là chỉ còn 1 quý nữa để hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 12% theo mục tiêu của NHNN, trong khi nếu cung vốn quá dồn dập, nguy cơ tăng nợ xấu không thể không tính đến.
“Về mặt thời gian, chúng ta đã đi được 2/3 chặng đường, nhưng mới chỉ đạt được một nửa mục tiêu tăng trưởng tín dụng đề ra cho năm 2013 là 12%. Do vậy, từ nay đến cuối năm, hệ thống ngân hàng khó có thể đạt được mục tiêu đã đặt ra”, ông Lê Quang Trung, Phó tổng giám đốc VIB chia sẻ.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, kể cả khi hệ thống ngân hàng đạt được chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 12%, thì tổng vốn đầu tư toàn xã hội vẫn khó đạt mức 30% GDP - mức vốn đầu tư để có thể duy trì một thực thể nền kinh tế phát triển cân bằng.