Kon Tum tăng cường ngăn chặn khai thác khoáng sản trái phép

0:00 / 0:00
0:00
Kon Tum yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Kon Tum tăng cường ngăn chặn khai thác khoáng sản trái phép

UBND tỉnh Kon Tum cho biết đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Qua đó, các cơ quan, đơn vị đã xử lý một số việc nổi cộm như: Thông tin phản ánh việc khai thác cát tại khu vực giáp ranh tỉnh Kon Tum và Gia Lai, thông tin việc lợi dụng điều tra địa chất để khai thác khoáng sản… và định kỳ hàng tuần, hàng tháng báo cáo tình hình khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, Đoàn thanh tra do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì đã hoàn thành việc thanh tra thực tế và đang hoàn thiện kết luận thanh tra theo quy định.

UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác tham mưu, thực hiện quản lý nhà nước về khoáng sản.

Đối với việc xử lý sản phẩm cát, sỏi của 2 dự án nói trên đã được tập kết trên địa bàn 2 huyện Đăk Tô và Đăk Hà và các dự án khác để góp phần tăng thu cho ngân sách, tránh lãng phí.

Hiện nay, quy định pháp luật liên quan đến trường hợp này chưa được chặt chẽ và còn nhiều vướng mắc. Cụ thể, tại điểm b khoản 1 Điều 31 Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/2/2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông quy định trách nhiệm của UBND cấp tỉnh “... chủ trì tổ chức đấu giá đối với khối lượng sản phẩm là cát, sỏi lòng sông thu hồi được từ các dự án duy tu, nạo vét luồng thuộc vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa” mà không nêu cụ thể trường hợp cát, sỏi thu hồi trong quá trình nạo vét lòng hồ thủy điện.

Mặt khác, tại điểm l khoản 1 Điều 4 Luật đấu giá tài sản quy định đấu giá đối với tài sản là quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản.

Đối với cát sỏi thu hồi được trong quá trình nạo vét lòng hồ thủy điện đã chấm dứt hoạt động khai thác hiện không có cơ sở để tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Do đó, để xử lý lượng cát, sỏi của 2 dự án tại địa bàn 2 huyện Đăk Tô, Đăk Hà theo quy định của pháp luật, UBND tỉnh đã có báo cáo Văn phòng Chính phủ tại Công văn số 2319/UBND-HTKT ngày 19/7/2023 về nạo vét lòng hồ, xử lý cát, sỏi trong quá trình nạo vét khơi thông dòng chảy lòng hồ thủy điện.

Trong thời gian chờ quy định pháp luật sửa đổi, để có phương án xử lý tạm thời, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngành, địa phương có liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao tại Quyết định 568/QĐ-UBND ngày 21/7/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Quyết định số 1023/QĐ-UBND ngày 19/10/2020 của UBND tỉnh về việc Ban hành phương án bảo vệ cát, sỏi lòng sông chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Kon Tum và các văn bản có liên quan để tiếp tục phối hợp quản lý, giám sát khối lượng sản phẩm nạo vét được (cát, sạn sỏi...), kịp thời ngăn chặn, xử lý các vi phạm (nếu có).

Linh Đan
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục