Kinh tế toàn cầu có thực sự tránh được một cuộc suy thoái?

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Sau khi thị trường chứng khoán toàn cầu trải qua giai đoạn biến động tiêu cực trong năm 2022, diễn biễn trong năm 2023 đang có xu hướng tích cực.
Kinh tế toàn cầu có thực sự tránh được một cuộc suy thoái?

Nhiều chỉ số bao gồm S&P 500, chỉ số Euro Stoxx 600, chỉ số Hang Seng và chỉ số cổ phiếu của các thị trường mới nổi của MSCI đã có khởi đầu năm mới tốt nhất trong nhiều thập kỷ. Kể từ khi đạt mức cao nhất vào tháng 10, đồng đô la đã giảm 7% và là một dấu hiệu cho thấy nỗi sợ hãi về nền kinh tế toàn cầu đang lắng xuống. Ngay cả Bitcoin cũng đã có khởi đầu năm tốt đẹp. Cách đây không lâu, người ta cảm thấy như thể một cuộc suy thoái toàn cầu đã hình thành, nhưng bây giờ sự lạc quan đang xuất hiện trở lại.

“Xin chào giá khí đốt giảm, tạm biệt suy thoái kinh tế”, các nhà phân tích tại JPMorgan cho biết trong một báo cáo về khu vực đồng euro. Nomura cũng đã điều chỉnh dự báo về cuộc suy thoái sắp tới của Anh “ở mức ít nguy hiểm hơn so với những gì dự đoán ban đầu”. Citigroup cho biết: “Xác suất xảy ra suy thoái toàn cầu, trong đó tăng trưởng ở nhiều quốc gia đồng loạt giảm, hiện là khoảng 30%, khác với ước tính 50% mà chúng tôi đã duy trì trong nửa cuối năm ngoái”.

Các nhà dự báo đang một phần phản ứng với dữ liệu kinh tế theo thời gian thực. Mặc dù có tin đồn về suy thoái kinh tế toàn cầu kể từ ít nhất là vào tháng 2/2022, khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, nhưng những dữ liệu kinh tế đã duy trì tốt hơn dự kiến.

Khi xem xét ước tính GDP hàng tuần từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) - một nhóm đại diện cho hầu hết các quốc gia giàu có chiếm khoảng 60% sản lượng toàn cầu. Mặc dù các nền kinh tế hầu như không bùng nổ, nhưng vào giữa tháng 1, chỉ một số quốc gia ít gặp khó khăn. Các biện pháp đo lường “chỉ số quản lý mua hàng” đã tăng nhẹ trong tháng 1, phù hợp với mức tăng trưởng GDP khoảng 2%.

Số liệu gần đây về doanh số bán lẻ của Mỹ đạt được dưới mức mong đợi. Trong khi đó, các đơn đặt hàng máy móc tại Nhật Bản yếu hơn nhiều so với dự báo. Tuy nhiên, sau khi đạt mức thấp nhất kỷ lục vào mùa hè, niềm tin của người tiêu dùng trên toàn thế giới đã tăng lên. Các quan chức sẽ công bố ước tính đầu tiên về tăng trưởng GDP của Mỹ trong quý IV/2022 vào ngày 26/1. Hầu hết các nhà kinh tế đang mong đợi một con số tương đối tốt mặc dù sự gián đoạn của đại dịch có nghĩa là những con số này sẽ kém tin cậy hơn bình thường.

Thị trường lao động cũng đang giữ vững. Ở một số quốc gia giàu có, bao gồm cả Áo và Đan Mạch, tình trạng thất nghiệp đang gia tăng, đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy suy thoái kinh tế đang cận kề. Gần như không có ngày nào trôi qua mà không có thông báo từ một công ty công nghệ lớn rằng họ sẽ sa thải nhân viên. Tuy nhiên, công nghệ chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số việc làm và ở hầu hết các quốc gia, và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp. Điều tích cực là các nhà tuyển dụng trên khắp OECD đang thể hiện nhu cầu lao động đang sụt giảm phần lớn bằng cách rút lại các thông báo tuyển dụng thay vì sa thải nhân viên.

Kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới ở các nền kinh tế tiên tiến

Kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới ở các nền kinh tế tiên tiến

Theo The Economist, các nhà đầu tư chú ý đến thị trường lao động, nhưng điều họ thực sự quan tâm lúc này là lạm phát. Vẫn còn quá sớm để biết liệu mối đe dọa liệu đã kết thúc. Ở các nước giàu, lạm phát cơ bản vẫn ở mức 5%-6% hàng năm, cao hơn nhiều so với mục tiêu của các ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, vấn đề không còn trở nên tồi tệ hơn. Ở Mỹ, lạm phát cơ bản đang giảm cũng như chỉ một tỷ lệ các doanh nghiệp nhỏ có kế hoạch tăng giá.

Hai yếu tố giải thích tại sao nền kinh tế toàn cầu đang đứng vững là giá năng lượng và tài chính của khu vực tư nhân. Năm ngoái, chi phí nhiên liệu ở các nước giàu đã tăng hơn 20% và con số này là 60% trở lên ở các khu vực của châu Âu. Các nhà kinh tế dự kiến giá sẽ vẫn ở mức cao vào năm 2023, bào mòn lợi nhuận của các ngành sử dụng nhiều năng lượng như công nghiệp nặng.

Tuy nhiên, những điều đó không diễn ra như dự báo. Được hỗ trợ bởi thời tiết ấm áp trái mùa, các công ty đã chứng minh sự linh hoạt bất ngờ khi giải quyết vấn đề chi phí cao. Trong tháng 11, mức tiêu thụ khí đốt công nghiệp của Đức thấp hơn 27% so với bình thường, nhưng sản xuất công nghiệp chỉ giảm 0,5% so với năm trước. Trong mùa Giáng sinh, giá khí đốt tự nhiên của châu Âu đã giảm một nửa xuống mức trước khi xung đột Nga-Ukraine leo thang.

Giá khí đốt châu Âu

Giá khí đốt châu Âu

Sức mạnh tài chính của khu vực tư nhân cũng đã tạo ra sự khác biệt. The Economist cho biết các hộ gia đình thuộc các quốc gia G7 vẫn đang sở hữu trên khoản tiết kiệm “dư thừa” — tức là những khoản tiết kiệm trên và vượt quá những gì chúng ta mong đợi họ tích lũy được trong thời gian bình thường — khoảng 3.000 tỷ USD (hoặc khoảng 10% chi tiêu hàng năm của người tiêu dùng) được tích lũy thông qua sự kết hợp của kích thích đại dịch và chi tiêu thấp hơn trong năm 2020-2021.

Do đó, họ có thể vượt qua mức giá cao hơn và chi phí tín dụng cao hơn. Trong khi đó, các doanh nghiệp vẫn đang sở hữu lượng tiền mặt lớn. Nhưng sẽ có một số ít doanh nghiệp phải đối mặt với các khoản thanh toán nợ lớn sắp tới, trong đó bao gồm 600 tỷ USD các khoản nợ doanh nghiệp bằng đồng đô la sẽ đáo hạn trong năm nay, so với 900 tỷ USD đến hạn vào năm 2025.

Liệu dữ liệu có thể tiếp tục đánh bại kỳ vọng?

Có một số bằng chứng, bao gồm cả trong một bài báo gần đây của Goldman Sachs rằng tác động nặng nề nhất đối với tăng trưởng kinh tế do chính sách tiền tệ thắt chặt hơn xảy ra sau khoảng 9 tháng. Điều kiện tài chính toàn cầu bắt đầu thắt chặt nghiêm trọng khoảng 9 tháng trước. Nếu lý thuyết này đúng, thì chẳng bao lâu nữa nền kinh tế có thể vững vàng trở lại, ngay cả khi lãi suất cao hơn bắt đầu ăn mòn lạm phát.

Trung Quốc là một lý do khác để lạc quan. Mặc dù việc dỡ bỏ các hạn chế về chính sách Covid-19 trong nước đã làm chậm nền kinh tế vào tháng 12, việc từ bỏ chính sách Zero Covid cuối cùng sẽ làm tăng nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ trên toàn cầu. Các nhà dự báo cũng cho rằng thời tiết ấm áp ở phần lớn châu Âu sẽ tiếp tục duy trì.

Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương vẫn còn một chặng đường dài trước khi có thể chắc chắn rằng lạm phát đang được kiểm soát, đặc biệt là với việc Trung Quốc mở cửa trở lại đã thúc đẩy giá hàng hóa lên cao. Ngoài ra, một nền kinh tế đang trên đà suy thoái là điều không thể đoán trước. Một khi mọi người bắt đầu mất việc làm và cắt giảm chi tiêu, việc dự đoán mức độ sâu của suy thoái trở nên không thể. Và một bài học quan trọng từ những năm gần đây là nếu điều gì đó có thể xảy ra sai sót, thì những biến cố thường xảy ra.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục