Trong năm 2014, thị trường việc làm của Mỹ có năm tăng trưởng tốt nhất kể từ 1999, và nền kinh tế cũng có sức bật ấn tượng khi tăng 5% trong quý III của năm, mức cao nhất kể từ 2003.
Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu năm 2015, nền kinh tế Mỹ dường như đã chùn bước, mất đi động lực phát triển. Mặc dù, thị trường việc làm vẫn có dấu hiệu tích cực nhưng các chuyên gia đã bắt đầu hạ các mức dự đoán tăng trưởng xuống.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, có 2 vấn đề chính: mức lương của công nhân tăng không đáng kể. chính bởi vậy mà người dân Mỹ không thể tự tin và giành ra nhiều tiền để tiêu dùng. Và thứ hai là việc rất nhiều nền kinh tế nước ngoài ở trong tình trạng trì trệ, đặt nhiều áp lực lên Mỹ.
Có nửa triệu công việc đã được tạo thêm trong 2 tháng đầu năm 2015 tại Mỹ. đồng nghĩa với việc thị trường việc làm đã tăng 50% so với cùng thời gian này năm ngoái. Việc làm được tạo ra trên nhiều lĩnh vực: chăm sóc sức khỏe, xây dựng, khu vực dịch vụ và bán lẻ. tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 5,5%, mức thấp nhất trong vòng 7 năm qua. Đây có vẻ là những thông tin tuyệt vời về thị trường việc làm nếu không nói tới chuyện tiền lương.
Mức lương tính theo giờ chỉ tăng 2% trong tháng Hai vừa qua. Mặc dù có tăng lên nhưng là quá nhỏ để phần lớn người dân Mỹ nhận ra quá trình hồi phục của nền kinh tế nước này. Mức tăng này cugnx đang ở dưới mức mục tiêu 3,5% mà Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đặt ra.
Fed cũng cho biết, mức lương chính là thước đo mới nhất để đánh giá liệu nền kinh tế Mỹ có đang đi đúng hướng. Một vài chuyên gia kinh tế cho rằng, mức tăng trưởng 2% của tiền lương hiện nay đang phản ánh tỷ lệ thất nghiệp ở 5,9% trong tháng 9/2014, chứ không phải mức tỷ lệ thất nghiệp hiện tại.
Mọi người sẽ không ra ngoài mua sắm, tiêu dùng nếu như không tự tin vào tương lai sáng sủa. Có nhiều người hy vọng rằng việc giá gas rẻ hơn sẽ kích thích tiêu dùng. Hiện này, 1 gallon gas có giá 2,42 USD, thay vì 3,53 USD trong năm ngoái. Tuy nhiên, điều này cũng không thay đổi được hành động ra sức tiết kiệm của người dân Mỹ. các số liệu về bán lẻ, xây dựng và số nhà mới được bán đều thấp hơn so với kỳ vọng đã chứng minh điều này.
Mặc dù tăng trưởng chậm lại trong 3 tháng đầu năm nay, nhưng nền kinh tế Mỹ vẫn còn có khởi đầu tốt hơn nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Châu Âu mới vừa bắt đầu thực hiện gói nới lỏng tiền tệ sau nhiều năm kinh tế ảm đạm. Nhật Bản tiếp tục đối mặt với nỗi lo ngại giảm phát khi các chính sách kích thích kinh tế dường như không phát huy tác dụng. Hy Lạp vẫn là bóng đen bao trùm lên châu Âu và thế giới với các vấn đề về nợ quốc gia chưa thể xử lý còn Yemen thì đang chìm trong cuộc chiến chống lại quân nổi dậy.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mối lo lắng lớn nhất hiện tại chính là sự phát triển chậm lại của kinh tế Trung Quốc và việc đồng USD tăng giá mạnh. Kinh tế Trung Quốc hiện đang gặp nhiều chướng ngại và luôn phát triển ở mức thấp hơn kỳ vọng. Thêm vào đó, đồng USD tăng giá nhanh nhất trong vòng 40 năm qua, khiến hàng hóa của Mỹ trở nên đắt đỏ hơn so với các quốc gia khác. Đồng tiền xanh tăng giá gây ra thiệt hại cho người dân Mỹ và cho cả lĩnh vực xuất khẩu của nước này.