Kinh tế ASEAN sẽ phục hồi trong năm sau

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Theo nhận định của Maybank Kim Eng, sự phục hồi của ASEAN được hỗ trợ bởi sản xuất và xuất khẩu, cùng nhu cầu toàn cầu được hỗ trợ bởi sự phục hồi và mở cửa trở lại nền kinh tế ở Mỹ, Trung Quốc và châu Âu.
Ảnh Internet Ảnh Internet

Maybank Kim Eng - Tập đoàn môi giới đầu tư và chứng khoán hàng đầu tại châu Á - cho rằng, sự phục hồi kinh tế của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ tăng tốc vào đầu năm 2022 khi tỷ lệ tiêm chủng đạt ngưỡng thiết yếu, tạo điều kiện cho việc mở cửa trở lại một cách an toàn, với những hỗ trợ đáng kể do định giá hấp dẫn và các động lực cấu trúc thuận lợi như tái định vị chuỗi cung ứng do bất đồng Mỹ - Trung Quốc.

Tiến sỹ Chua Hak Bin, Trưởng bộ phận nghiên cứu vĩ mô khu vực của Maybank Kim Eng cho biết, sự phục hồi của khu vực được hỗ trợ bởi sản xuất và xuất khẩu, với nhu cầu toàn cầu được hỗ trợ bởi sự phục hồi và mở cửa trở lại ở Mỹ, châu Âu và Trung Quốc.

Tiến sỹ Chua Hak Bin nói: "Vào năm 2020, lần đầu tiên kể từ khi Trung Quốc cải cách, ASEAN đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của chính mình, trong khi Việt Nam, Indonesia và Singapore là những nước hưởng lợi chính từ sự thay đổi trong chuỗi cung ứng sản xuất xuất phát từ việc căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng. Đại dịch đã không làm ảnh hưởng đến sự dịch chuyển chuỗi cung ứng này".

Trong khi đó, nhà kinh tế trưởng Suhaimi Ilias của Ngân hàng Đầu tư Maybank dự kiến, nhu cầu trong nước sẽ đóng một vai trò lớn trong việc hỗ trợ tăng trưởng của ASEAN vào năm tới, vì tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm so với năm nay.

Từ góc độ kinh tế, ông Suhaimi cho biết, rủi ro lớn nhất hiện nay sẽ là vấn đề Ngân sách năm 2022 và việc không thông qua được ngân sách sẽ cản trở quá trình phục hồi vì chính sách tài khóa sẽ hỗ trợ tăng trưởng.

Người đứng đầu bộ phận nghiên cứu chứng khoán khu vực của Maybank Kim Eng, Anand Pathmakanthan cho biết, thu nhập doanh nghiệp đã được chứng minh là có khả năng phục hồi.

Ông Anand Pathmakanthan cho biết: “Mặc dù một số biện pháp thúc đẩy tăng trưởng được kỳ vọng sẽ phát huy hiệu quả đối với các thị trường ASEAN trong nửa cuối năm 2021, nhưng khoảng cách về hiệu suất giữa các thị trường tốt hơn như Singapore, Việt Nam và các thị trường kém hiệu quả như Malaysia và Philippines dự kiến vẫn còn nhiều tồn tại đáng kể".

Diệp Anh

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục