Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (TDC): Thoát lỗ quý II/2024 nhờ lãi từ hợp đồng hợp tác kinh doanh

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (mã TDC - sàn HOSE) ghi nhận lãi 74,19 tỷ đồng trong quý II, luỹ kế nửa đầu năm 2024 lãi 50,13 tỷ đồng và hoàn thành 12,3% so với kế hoạch năm.
Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (TDC): Thoát lỗ quý II/2024 nhờ lãi từ hợp đồng hợp tác kinh doanh

Trong quý II/2024, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương ghi nhận doanh thu đạt 115,03 tỷ đồng, giảm 14,2% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế ghi nhận lãi 74,19 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 281,38 tỷ đồng, tức tăng thêm 355,57 tỷ đồng. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 25,4%, lên 28,7%.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 3,3% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 1,11 tỷ đồng, về 32,99 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 72,02 lần, tương ứng tăng thêm 123,16 tỷ đồng lên 124,87 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 13,1%, tương ứng giảm 8,49 tỷ đồng, về 56,19 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 2,4%, tương ứng giảm 0,68 tỷ đồng, về 27,95 tỷ đồng; lợi nhuận khác ghi nhận lãi 0,52 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 281,4 tỷ đồng, tức tăng thêm 281,92 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp), trong quý II, Công ty tiếp tục ghi nhận lỗ 51,15 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 59,21 tỷ đồng.

Như vậy, trong quý II/2024, lợi nhuận gộp mà Kinh doanh và Phát triển Bình Dương tạo ra không đủ trả chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, Công ty thoát lỗ chủ yếu do doanh thu tài chính tăng đột biến và không còn lỗ hoạt động khác.

Doanh thu tài chính quý II tương đương nửa đầu năm 2024

Doanh thu tài chính quý II tương đương nửa đầu năm 2024

Kinh doanh và Phát triển Bình Dương không thuyết minh cơ cấu doanh thu tài chính quý II nhưng doanh thu tài chính quý II gần tương đương nửa đầu năm 2024, vì vậy biến động nửa đầu năm 2024 của mục doanh thu tài chính chủ yếu do biến động trong quý II.

Lãi trở lại trong nửa đầu năm 2024 nhưng vẫn còn lỗ luỹ kế 317,8 tỷ đồng

Luỹ kế nửa đầu năm 2024, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương ghi nhận doanh thu đạt 234,24 tỷ đồng, giảm 1,6% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế ghi nhận lãi 50,13 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 321,7 tỷ đồng, tức tăng thêm 371,83 tỷ đồng.

Doanh thu tài chính tăng nửa đầu năm 2024 đến từ lãi hợp tác kinh doanh

Doanh thu tài chính tăng nửa đầu năm 2024 đến từ lãi hợp tác kinh doanh

Kinh doanh và Phát triển Bình Dương thuyết minh thêm doanh thu tài chính nửa đầu năm 2024 tăng từ 1,72 tỷ đồng lên 124,87 tỷ đồng, tức tăng 123,15 tỷ đồng. Trong đó, nguyên nhân là ghi nhận 123,16 tỷ đồng lãi từ hợp đồng hợp tác kinh doanh so với cùng kỳ không ghi nhận.

Chi phí khác của TDC giảm mạnh nửa đầu năm 2024

Chi phí khác của TDC giảm mạnh nửa đầu năm 2024

Ngoài ra, lợi nhuận khác tăng do trong nửa đầu năm 2024 chỉ ghi nhận phạt do vi phạm hợp đồng là 0,23 tỷ đồng so với cùng kỳ 128,18 tỷ đồng và không phải hoàn nhập tài sản đã bán năm trước so với cùng kỳ 99,92 tỷ đồng.

Trong năm 2024, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 2.441 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế dự kiến 407,8 tỷ đồng.

Như vậy, kết thúc nửa đầu năm 2024 với chỉ lãi 50,13 tỷ đồng, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương mới chỉ hoàn thành 12,3% so với kế hoạch năm.

Được biết, trước đó, trong năm 2023, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương đã ghi nhận lỗ 402,8 tỷ đồng.

Mặc dù có lãi nhẹ nửa đầu năm 2024, tính tới 30/6/2024, tổng lỗ luỹ kế của Kinh doanh và Phát triển Bình Dương vẫn còn 317,8 tỷ đồng, bằng 31,78% vốn điều lệ (vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng).

Nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn 1.252,7 tỷ đồng

Tính tới 30/6/2024, tổng tài sản của Kinh doanh và Phát triển Bình Dương tăng 1,4% so với đầu năm, tương ứng tăng 50,6 tỷ đồng, lên 3.661,1 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tài sản dở dang dài hạn ghi nhận 2.123,2 tỷ đồng, chiếm 58% tổng tài sản; các khoản phải thu dài hạn ghi nhận 439,8 tỷ đồng, chiếm 12% tổng tài sản; tồn kho ghi nhận 406,9 tỷ đồng, chiếm 11,1% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 398,7 tỷ đồng, chiếm 10,9% tổng tài sản và các khoản mục khác.

Về phần nguồn vốn, tính tới cuối quý II/2024, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn giảm 1,9% so với đầu năm, tương ứng giảm 29,3 tỷ đồng, về 1.550,2 tỷ đồng và bằng 184,7% vốn chủ sở hữu (vốn chủ sở hữu chỉ 839,2 tỷ đồng). Ngược lại, tổng tiền mặt thời điểm cuối quý II chỉ còn 20,3 tỷ đồng.

Điểm đáng lưu ý, tại thời điểm 30/6/2024, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương đang ghi nhận nợ ngắn hạn là 2.129,5 tỷ đồng, tài sản ngắn hạn là 876,8 tỷ đồng.

Như vậy, nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn 1.252,7 tỷ đồng, hay hiểu đúng hơn Kinh doanh và Phát triển Bình Dương đang sử dụng 1.252,7 tỷ đồng nguồn vốn ngắn hạn (kỳ hạn dưới 1 năm) để tài trợ cho tài sản dài hạn (kỳ hạn lớn hơn 1 năm).

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 26/7, cổ phiếu TDC tăng 200 đồng lên 11.400 đồng/cổ phiếu.

Duy Bắc

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục