Theo VASB, việc cơ cấu lại hệ thống CTCK theo giải pháp này sẽ đơn giản, hiệu quả hơn nhiều so với giải thể, sáp nhập.
Ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng thư ký VASB cho rằng, CTCK chính là nhân tố ảnh hưởng đến sự thành bại của thị trường. Mỗi CTCK đại diện cho rất nhiều NĐT, nhiều DN niêm yết, phát hành… nên phải phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của CTCK với thị trường. Mỗi CTCK đại diện, là tổ chức tư vấn cho nhiều NĐT, tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết nên cần đánh giá CTCK thông qua sự thành/bại của khách hàng của họ.
Phản biện quan điểm trên của VASB, đại diện CTCK Công thương cho rằng, nếu tách biệt, buộc CTCK chỉ làm một nghiệp vụ môi giới thì CTCK sẽ khó sống, vì TTCK có lúc thăng trầm.
Tuy nhiên, ông Bùi Nguyên Hoàn, nguyên Trưởng đại diện UBCK tại TP. HCM cho rằng, nếu biết phát huy lợi thế và tăng cường công tác dịch vụ các CTCK vẫn sống tốt. Ông Hoàn dẫn chứng, năm 2010, CTCK FPT (FPTS) vẫn lãi lớn do làm dịch vụ công bố thông tin cho DN niêm yết rất tốt, trong khi các CTCK khác lỗ. Vì vậy ông Hoàn cho rằng, tách bạch môi giới với đầu tư là phù hợp để tránh mâu thuẫn lợi ích.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Đoan Hùng, Phó chủ tịch UBCK cho rằng, việc tách nghiệp vụ hay không nên cân nhắc, bởi vì phải tính toán kỹ lưỡng, không thể quyết trong thời gian ngắn và mô hình này, CTCK các nước cũng đang có sự thay đổi cho phù hợp với thực tế hiện nay.