2/3 thời gian của năm 2013 đã đi qua. Xin cho biết đánh giá của ông về tình hình kinh tế những tháng còn lại?
Với những tín hiệu kinh tế 6 tháng đầu năm trên cơ sở xem xét cả quá trình 5 - 6 năm - giai đoạn nền kinh tế lâm vào tình trạng bất ổn, đặc biệt là sự trì trệ trong vài năm gần đây, tôi cho rằng, kinh tế Việt Nam đang dần thoát khỏi điểm đáy. Đó là cơ sở để tôi đề xuất một chương trình trung hạn hỗ trợ phục hồi tăng trưởng nhằm thực hiện theo định hướng là lấy lạm phát mục tiêu 7%/năm trong 3 năm để thực hiện các chính sách đi kèm. Tôi cho rằng, dấu hiệu nền kinh tế dần thoát khỏi tình trạng trì trệ đang xuất hiện và trong quý IV/2013, những dấu hiệu này sẽ rõ ràng hơn.
Cho đến thời điểm đầu tháng 8/2013, có thể nói kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu hồi phục, các chỉ báo về kinh tế vĩ mô như tăng trưởng, lạm phát, tỷ giá, xuất - nhập khẩu… ổn định hơn so với năm trước. Thị trường tài chính, bất động sản tuy chưa thực sự khởi sắc, nhưng đang diễn biến theo chiều hướng tích cực hơn.
Tuy nhiên, kinh tế Việt
Vậy điểm nhấn nào mà ông cho là quan trọng nhất để đánh giá kinh tế đang có dấu hiệu giảm bớt sự trì trệ, nhất là trong những tháng còn lại của năm 2013?
Nếu theo dõi chỉ số tiêu thụ điện năng hàng tháng, chúng ta có thể thấy được rằng các hoạt động sản xuất, dịch vụ có phục hồi hay không. Qua đó, có thể phản ánh một cách sát sao diễn biến và tình hình sản xuất cũng như tiêu thụ. Có thể chỉ số điện năng hàng tháng là điều không phải ai cũng quan tâm, nhưng nó lại là chỉ số phản ánh diễn biến tình hình sản xuất - kinh doanh khá thực chất. Nếu nói tình hình kinh tế hồi phục mà chỉ số tiêu thụ điện năng hàng tháng không tăng thì chắc chắn sẽ không đúng. Bởi diễn biến hoạt động kinh tế công nghiệp, dịch vụ thể hiện qua chỉ số tiêu thụ điện là điều hết sức quan trọng. Dĩ nhiên, chúng ta cũng phải căn cứ vào các chỉ số khác như chỉ số công nghiệp, tổng sức mua của thị trường... Nhưng theo tôi, chỉ số tiêu thụ điện năng là yếu tố cốt lõi mà qua đó có thể thấy được kinh tế đang dần thoát khỏi tình trạng trì trệ hay không.
Những thách thức mà nền kinh tế còn phải đối mặt trong những tháng cuối năm 2013 là gì, thưa ông?
Mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức đối với nền kinh tế trong những tháng cuối năm nay, nhưng so với đầu năm thì những lực cản trong giai đoạn này đã có phần nhẹ hơn. Chẳng hạn như vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại hiện đã được cải thiện tốt hơn nhiều so với trước.
Song thách thức lớn đặt ra cả trước mắt và trong nhiều năm nữa, đó là vấn đề giải quyết nợ xấu, phục hồi thị trường bất động sản, lấy lại niềm tin và phát triển lành mạnh thị trường tài chính, tái cơ cấu doanh nghiệp đối với cả khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân…
Có một bài toán đặt ra hiện nay đó là tình trang ngân hàng thừa vốn, nhưng doanh nghiệp lại rất khó tiếp cận. Theo ông, để có thể giải quyết được vấn đề này cần có những giải pháp gì?
Để tìm được lời giải cho bài toán này là không hề đơn giản và nhất là không được nóng vội. Bởi thực trạng và cũng là rào cản lớn trong quá trình tiếp cận tín dụng hiện nay đó chính là nợ xấu chưa thể xử lý ngay được. Mặc dù tình hình nợ xấu hiện đã phần nào cải thiện so với đầu năm, song vẫn còn rất phức tạp. Vì thế, với các doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng vay vốn lãi suất quá cao vô tội vạ trước đó, để lại lịch sử nợ xấu phức tạp thì ngân hàng sẽ không mặn mà hỗ trợ vốn, do nguy cơ rủi ro quá cao. Trong khi đó, các doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt trong bối cảnh hiện nay, dù được ngân hàng chào vốn lãi suất rất thấp, họ cũng phải nghiên cứu xem bỏ vốn vào đâu để mang lại hiệu quả.
Thực tế, hoạt động lớn nhất của ngành ngân hàng là huy động và cho vay, nhưng nếu rủi ro gia tăng thì thà không cho vay còn hơn. Cơ quan quản lý thị trường tiền tệ là Ngân hàng Nhà nước cũng đã và đang có các chính sách để gỡ dần những thuân thuẫn ngân hàng thừa vốn - doanh nghiệp đói tiền, khi đã và đang điều chỉnh giảm dần lãi suất. Nguồn vốn giá rẻ được đưa ra thị trường ngày một nhiều hơn.
Tuy nhiên, đây không phải là nút thắt có thể tháo gỡ trong một sớm, một chiều. Nếu quá nóng vội thì có thể gây nên những hệ lụy khó lường. Tín dụng không thể tăng một cách vô điều kiện và không thể vì nhu cầu tăng trưởng tín dụng mà để lại hệ lụy nợ xấu lớn hơn trong giai đoạn sau.