Khủng hoảng năng lượng ở châu Âu: Mùa Đông năm 2023 còn khắc nghiệt hơn

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các chính trị gia và chính phủ trên khắp thế giới đang phải chống chọi với tình trạng bất ổn dân sự tiềm tàng khi nhiều quốc gia phải đối mặt với chi phí năng lượng ngày càng tăng và lạm phát gia tăng.
Khủng hoảng năng lượng ở châu Âu: Mùa Đông năm 2023 còn khắc nghiệt hơn

Nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với sự tấn công dữ dội từ nhiều phía – xung đột địa chính trị ở châu Âu, thiếu hụt dầu, khí đốt và lương thực, và lạm phát cao, mỗi thứ đều trở nên tồi tệ hơn sau đó.

Mối quan tâm đang tập trung vào mùa Đông sắp tới, đặc biệt là đối với châu Âu. Thời tiết lạnh giá kết hợp với tình trạng thiếu hụt dầu khí bắt nguồn từ các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga đang đe dọa ảnh hưởng tới cuộc sống người dân và các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, các giám đốc điều hành từ các tập đoàn dầu khí lớn đã cảnh báo rằng, còn có nhiều mối quan tâm ở phía trước và điều mọi người nên lo lắng thực sự là mùa Đông năm 2023.

Giá năng lượng "đang tiến gần đến vùng mất khả năng chi trả với một số người đã chi tiêu 50% thu nhập khả dụng của họ cho năng lượng hoặc cao hơn", Bernard Looney, Giám đốc điều hành Tập đoàn dầu khí BP cho biết tại hội nghị Adipec ở Abu Dhabi.

Nhưng thông qua sự kết hợp giữa mức dự trữ khí đốt cao và các gói chi tiêu của chính phủ để trợ cấp hóa đơn của người dân, châu Âu có thể kiểm soát được cuộc khủng hoảng trong năm nay.

“Tôi nghĩ điều đó đã được giải quyết cho mùa Đông này. Nhưng vào mùa Đông tiếp theo, tôi nghĩ rằng nhiều người trong chúng ta lo lắng, ở châu Âu có thể còn nhiều thách thức hơn”, ông cho biết.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), trong mùa Đông này, kho khí đốt của châu Âu đã đầy khoảng 90%, điều này cung cấp một số đảm bảo đủ để chống lại sự thiếu hụt nghiêm trọng.

Nhưng một phần lớn trong lượng dự trữ đó đến từ khí đốt nhập khẩu từ Nga trong những tháng trước, cũng như khí đốt từ các nguồn khác dễ mua hơn bình thường do nhà nhập khẩu lớn Trung Quốc mua ít hơn bởi hoạt động kinh tế chậm hơn.

“Chúng tôi đang có phong độ tốt cho mùa đông này. Nhưng như chúng tôi đã nói, vấn đề không phải là mùa đông này mà là mùa đông tiếp theo, bởi vì chúng tôi sẽ không có khí đốt của Nga, có thể không có gì”, Claudio Descalzi, Giám đốc điều hành của Eni cho biết trong cùng một hội thảo.

Các cuộc biểu tình đã bắt đầu

Điều này có thể dẫn đến tình trạng bất ổn xã hội nghiêm trọng, nhiều cuộc biểu tình quy mô vừa và nhỏ đã xảy ra trên khắp châu Âu.

Các nhà phân tích cảnh báo rằng, các cuộc biểu tình ở Đức và Áo vào tháng 9 và ở Cộng hòa Séc vào tuần trước có thể là một phần nhỏ của những gì xảy ra sắp tới.

“Chúng tôi đã thấy rằng, bất kỳ cú sốc nào đối với giá khí đốt, hoặc một cái gì đó đơn giản như khí hóa lỏng LPG để nấu ăn có thể gây ra tình trạng bất ổn”, Datuk Tengku Muhammad Taufik, Giám đốc điều hành của công ty dầu khí Malaysia Petronas cho biết.

Ông mô tả cách đồng đô la mạnh lên và giá nhiên liệu tăng gây ra rủi ro nghiêm trọng cho nhiều nền kinh tế châu Á với dân số khổng lồ và là một trong những nhà nhập khẩu dầu và khí đốt lớn nhất thế giới. Điều này đang diễn ra trong khi trợ cấp đã được đưa ra để giúp giảm giá cho người dân.

Nhiều nền kinh tế châu Á đã quay cuồng với đại dịch, khiến “một loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở châu Á sụp đổ. Vì vậy, có một rủi ro thực sự là khi các chính phủ không có động thái ổn định trong việc định hình chính sách ở châu Á để đối phó với tình trạng bất ổn".

Tức giận với lợi nhuận khổng lồ của các công ty dầu mỏ

Phần lớn sự tức giận của những người biểu tình cũng nhắm vào các công ty năng lượng, vì những công ty này đã và đang kiếm được lợi nhuận kỷ lục khi các hóa đơn ngày càng cao.

Đáp lại điều này, nhiều CEO tập đoàn dầu khí cho biết đó là vấn đề cung cầu thị trường và việc các chính phủ thực hiện các chính sách có lợi hơn cho đầu tư năng lượng là tùy thuộc vào các chính phủ. Họ nhấn mạnh rằng, khoản đầu tư đó đã đạt được thành công trong những năm gần đây khi các quốc gia thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo.

Nhiều nhà hoạch định chính sách vẫn thường chỉ trích sử dụng nhiên liệu hóa thạch và cảnh báo có thể dẫn tới biến đổi khí hậu.

Vào tháng 6, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi từ bỏ tài trợ cho nhiên liệu hóa thạch. Các CEO dầu khí cũng lập luận rằng, cách tiếp cận này đơn giản là không thực tế và cũng không phải là một lựa chọn nếu các quốc gia muốn ổn định kinh tế và chính trị.

Đồng thời, các CEO cũng thừa nhận rằng, bản thân quá trình chuyển đổi năng lượng cần sự tập trung và đầu tư lớn hơn để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng lớn hơn trong năm tới và hơn thế nữa, khi không có khí đốt của Nga trong kho dự trữ và các lựa chọn khác ngày càng đắt đỏ.

“Ở châu Âu, chúng tôi phải trả ít nhất sáu, bảy lần, đến nhiều nhất là 15 lần chi phí năng lượng so với Mỹ”, Claudio Descalzi, Giám đốc điều hành của Eni cho biết.

“Vì vậy, những gì chúng tôi đã làm ở châu Âu là đã đưa ra các khoản trợ cấp khuyến khích để cố gắng giảm chi phí cho ngành công nghiệp và cho người dân. Nhưng liệu điều đó có thể tiếp tục trong bao lâu? Tôi không biết, nhưng không thể nào có thể tiếp tục mãi mãi. Tất cả các quốc gia này đều có một khoản nợ rất cao. Vì vậy, họ phải tìm ra một phương thức cơ cấu để giải quyết vấn đề này. Và cách cấu trúc là những gì chúng tôi đã nói cho đến bây giờ - chúng tôi phải tăng và nhanh hơn trong quá trình chuyển đổi”, ông cho biết.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục