Khủng hoảng do Covid-19 có thể cản trở phụ nữ làm kinh doanh

0:00 / 0:00
0:00

(ĐTCK) Việt Nam đứng ở vị trí thứ 25 trong khi Thái Lan, Philippines và Indonesia nằm trong số 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới với những điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho phụ nữ làm kinh doanh.

Khủng hoảng do Covid-19 có thể cản trở phụ nữ làm kinh doanh

Theo Báo cáo “Chỉ số Nữ doanh nhân 2020” (MIWE 2020) của Mastercard, phụ nữ trên khắp thế giới đã và đang chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 ở nhiều mức độ khác nhau, trong đó 87% nữ chủ doanh nghiệp phải đối mặt với những tác động tiêu cực.

Việc phụ nữ đang tham gia tập trung trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do suy thoái kinh tế (như du lịch, bán lẻ, hay ăn uống), khoảng cách giới rõ ràng về kỹ thuật số trong thế giới ngày càng số hoá, đi kèm áp lực chăm sóc con cái là một vài trong số rất nhiều yếu tố khiến phụ nữ dễ bị tổn thương, nhất là tại các nền kinh tế như Việt Nam, Hàn Quốc và Thái Lan.

Trong lần phát hành thứ 4 liên tiếp này, báo cáo nêu bật những đóng góp kinh tế xã hội to lớn của các nữ doanh nhân trên toàn thế giới, đồng thời cung cấp cái nhìn sâu sắc về các yếu tố thúc đẩy và cản trở sự thăng tiến của phụ nữ trong kinh doanh.

Thông qua phương pháp luận độc đáo dựa trên dữ liệu công khai đến từ các tổ chức quốc tế hàng đầu, như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Tổ chức Lao động Quốc tế, “Chỉ số Nữ doanh nhân 2020” của Mastercard cung cấp bảng xếp hạng toàn cầu về sự tiến bộ của phụ nữ trong kinh doanh trước đại dịch ở 58 nền kinh tế (trong đó có 15 thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương), chiếm gần 80% lực lượng lao động nữ.

Lần đầu tiên, Israel vươn lên từ vị trí thứ 4 năm 2019, trở thành nền kinh tế lý tưởng nhất cho các nữ doanh nhân trên toàn thế giới.

Với tham vọng tăng gấp đôi số lượng nữ doanh nhân trong 2 năm, thành công của Israel được thúc đẩy bởi sự hỗ trợ thể chế tập trung cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhờ đó, xếp hạng 'Hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa' của Israel đã tăng.

Hai nền kinh tế dẫn đầu ở báo cáo năm 2019 là Hoa Kỳ và New Zealand mặc dù giảm lần lượt từ vị trí thứ 1 xuống thứ 2, và vị trí thứ 2 xuống thứ 4 trong báo cáo năm nay, song kết quả này vẫn minh chứng cho các sáng kiến chín chắn tập trung vào giới giúp các nền kinh tế đảm bảo hoạt động hiệu quả thông qua việc tiếp tục tập trung vào các điều kiện thúc đẩy phụ nữ trong kinh doanh.

Ở cả hai nền kinh tế, nhận thức văn hóa về khởi nghiệp, sự hiện diện của các nhà lãnh đạo nữ làm hình mẫu cho các chủ doanh nghiệp đầy tham vọng và các điều kiện hỗ trợ kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong thành công của các quốc gia này.

Trong số 58 thị trường được xếp hạng, có 12 thị trường tăng trưởng từ 5 bậc trở lên so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi 10 thị trường giảm từ 5 bậc trở lên. Các thị trường đang tăng trưởng nhanh của châu Á - Thái Bình Dương bao gồm Trung Quốc (+6) và Indonesia (+5), trong khi mức giảm nhiều nhất là Singapore (-12), Philippines (-10), Hong Kong - Trung Quốc (-8) và Việt Nam (-7).

Phụ nữ ở châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục đạt được những tiến bộ đáng ngưỡng mộ trong kinh doanh. Philippines, Thái Lan, Việt Nam và New Zealand lần lượt xếp ở vị trí thứ 2, 6, 9 và 10 về “Kết quả tiến bộ của phụ nữ”, đo lường sự tiến bộ cũng như mức độ thiệt thòi về kinh tế và nghề nghiệp với tư cách là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các chuyên gia, doanh nhân và những người tham gia vào lực lượng lao động.

thủy Nguyễn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục