Khối ngoại đang gom mạnh cổ phiếu nào

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Cổ phiếu ngân hàng là nhóm dẫn dắt thị trường những ngày qua, đặc biệt, kết thúc phiên ngày 17/5, SHB nằm trong nhóm 6 mã ngân hàng tăng kịch trần với thanh khoản đạt hơn 11 triệu cổ phiếu.
Khối ngoại đang gom mạnh cổ phiếu nào

Khối ngoại mạnh tay gom cổ phiếu

Sau khi tăng lên 1.524,7 điểm vào ngày 4/4, chỉ số VN-Index đã giảm mạnh nhưng sau 3 phiên liên tiếp giảm điểm, trong phiên ngày hôm qua (17/5/2022) hơn 200 mã tăng hết biên độ trên hai sàn niêm yết, đẩy VN-Index tăng 56,42 điểm tương đương 4,81%.

Mức tăng cao nhất kể từ năm 2005 này giúp đưa chỉ số về lại trên mốc 1.200 điểm, kết phiên ở 1.228,37 điểm. Đây là mức tăng trong một ngày mạnh nhất của chỉ số VN-Index kể từ khi thị trường chạm đáy Covid-19 hồi tháng 3/2020 đã giúp giảm áp lực tâm lý đang đè nặng trên thị trường.

Chỉ số VN30-Index trong phiên ngày 17/5 tăng 5,31%, trong đó, cổ phiếu ngân hàng là nhóm dẫn dắt thị trường. Trong số 13 mã tăng trần trong rổ VN30 thì có 6 mã ngân hàng là VPB, STB, TCB, MBB, BID, SHB. Điểm đáng chú ý, kết thúc phiên, SHB nằm trong nhóm các mã ngân hàng tăng kịch trần với thanh khoản đạt hơn 11 triệu cổ phiếu.

Trong 1 tuần gần nhất, trên sàn HOSE, SHB là mã được mua ròng đứng thứ 3 về quy mô. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài mua vào hơn 2,5 triệu cổ phiếu, trong khi bán ra chỉ hơn 300 nghìn đơn vị. Tổng quy mô mua ròng đạt hơn 2,2 triệu cổ phiếu.

Thực tế, nhìn lại diễn biến tháng 4, trong bối cảnh thị trường giảm mạnh, chỉ có nhóm ngành công nghệ thông tin, bán lẻ, khí đốt và ngân hàng chứng kiến thanh khoản cải thiện. Đối với các nhóm ngành trụ cột trên thị trường, dòng tiền chỉ chạy vào nhóm ngân hàng với thanh khoản tăng 8% so với tháng trước, trong khi dòng tiền chảy ra khỏi nhóm bất động sản (giảm 23% so với tháng trước) và chứng khoán (giảm 12% so với tháng trước).

TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế nhận định, dù trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, đà phục hồi kinh tế của Việt Nam vẫn tích cực. Tiếp sức cho đà phục hồi kinh tế là việc tín dụng tiếp tục mạch tăng trưởng tích cực và kỳ vọng rằng sức hấp thụ vốn trong lĩnh vực sản xuất sẽ tiếp tục cải thiện theo thời gian.

“Các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân duy trì được tốc độ tăng trưởng cao hơn mặt bằng chung của ngành sẽ vẫn là các cơ hội đầu tư tiềm năng trong cả năm 2022”, TS. Nghĩa nói.

Theo các chuyên gia của Dragon Capital Việt Nam, 2022 là năm hội tụ đầy đủ những yếu tố tích cực của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Cụ thể, tín dụng năm 2022 được dự báo được cải thiện, nợ xấu giảm mạnh, lợi nhuận bình quân toàn ngành dự báo đạt mức tăng 30% so với năm 2021. Bên cạnh đó là nhiều thông tin hỗ trợ như một số ngân hàng đang triển khai việc bán vốn chiến lược, lợi nhuận đột biến ghi nhận từ việc bán bảo hiểm độc quyền.

Thời điểm ngày 25/04/2022, VN-Index giao dịch ở mức P/E 12 tháng là 14,7 lần, đây là mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm 2020, thấp hơn 15,2% so với mức đỉnh trong năm nay. Các chuyên gia phân tích của VNDirect dự báo lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE tăng trưởng lần lượt 23% so với cùng kỳ và 19% so với cùng kỳ trong năm 2022 và 2023, kéo theo P/E dự phóng cho năm 2022 ở mức 12,3 lần trong 2022 và 2023 ở mức 10,5 lần, thấp hơn nhiều so với mức P/E trung bình 3 năm vừa qua là 16,2 lần.

“Cân nhắc cả yếu tố hỗ trợ và rủi ro nêu trên, chúng tôi cho rằng định giá thị trường chứng khoán Việt Nam hiện ở mức rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư dài hạn, những người đang tìm kiếm các công ty được quản trị tốt với mức tăng trưởng lợi nhuận cao. Chúng tôi tin rằng những nỗ lực gần đây của các cơ quan chức năng trong việc nâng cao tính minh bạch của thị trường chứng khoán sẽ mang lại niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước và là đóng góp cho sự phát triển bền vững của thị trường trong dài hạn”, các chuyên gia phân tích của VNDirect nhận định.

Vì sao cổ phiếu SHB hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài?

Một diễn biến khá bất ngờ trên thị trường là trong khi nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 386,1 tỷ đồng trong rổ VN30 với tổng giá trị bán ra khoảng 1.238,9 tỷ đồng, tương đương 22,2% thanh khoản rổ trong ngày 17/5 thì mã cổ phiếu của SHB lại được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng. Diễn biến này không ngoài nhận định của thị trường khi nhìn vào kết quả kinh doanh quý I/2022 ấn tượng của Ngân hàng khi đứng Top 8 toàn hệ thống và Top 5 ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân về lợi nhuận và đặc biệt là chiến lược dài hạn của SHB.

Cụ thể, lợi nhuận quý I/2022 của SHB đạt 3.227 tỷ đồng, tăng 94% so với cùng kỳ. Tổng tài sản của Ngân hàng đạt 515.553 tỷ đồng, tăng 1,8% so với đầu năm; huy động vốn thị trường 1 đạt 388.116 tỷ đồng, tăng 2,6%, dư nợ cấp tín dụng đạt 388,196 tỷ đồng, tăng 5,3%. Lợi nhuận trước thuế đạt 3.227 tỷ đồng, tăng 94% so với cùng kỳ năm 2021. Báo cáo tài chính còn cho thấy, nhân viên SHB có năng suất lao động cao thứ 2 toàn hệ thống.

Những kết quả ấn tượng đạt được trong quý I/2022 của SHB được thị trường đánh giá phần nào nhờ dấu ấn của năm 2021. Mặc dù gặp không ít khó khăn bởi đại dịch Covid-19, song SHB vẫn nỗ lực kinh doanh, gặt hái những thành công lớn. Theo đó, tổng tài sản của Ngân hàng đạt 506,6 nghìn tỷ đồng, tăng 23% so với cuối năm 2020. Vốn tự có theo chuẩn Basel II đạt 53.114 tỷ đồng. Huy động vốn thị trường 1 đạt 379 nghìn tỷ đồng, tăng 12%; dư nợ cấp tín dụng đạt 369 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2020. Lợi nhuận trước thuế của SHB đạt 6.260 tỷ đồng, tăng 91% so với cùng kỳ, hoàn thành 102% kế hoạch năm.

Bên cạnh đó, SHB đã hoàn tất việc chuẩn bị các nền tảng để tiến tới chuyển đổi phương pháp tính vốn nâng cao (FIRB), đáp ứng các chuẩn mực Basel III về rủi ro thanh khoản, sau khi đã hoàn thành trước hạn cả 3 trụ cột Basel II. Ngoài ra, Ngân hàng đã chuyển giao dịch cổ phiếu của SHB từ HNX sang HOSE, tạo ra luồng gió mới đối với thị trường và các nhà đầu tư.

Đặc biệt, với việc thoái 100% vốn của SHB Finance cho Ngân hàng Krungsri - Thái Lan là thương vụ M&A giá trị cao thứ 2 trong các thương vụ mua bán Công ty Tài chính Tiêu dùng trên thị trường, đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông SHB, nâng cao năng lực tài chính và vị thế của Ngân hàng.

Đối với kế hoạch của năm 2022, SHB đặt mục tiêu tổng tài sản tăng trưởng trên 12%, vốn điều lệ tăng trưởng 37% so với năm 2021; lợi nhuận trước thuế dự kiến tối thiểu 11.686 tỷ đồng, tăng 87%; dự kiến chia cổ tức năm 2022 từ 18%. Hai chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất là nguồn vốn huy động và tổng dư nợ tín dụng, SHB dự kiến tăng lần lượt 9,8% và 14,4%, đạt 504.539 tỷ và 421.715 tỷ đồng vào cuối năm nay và nợ xấu kiểm soát dưới 1,3%.

Trong diễn biến có liên quan, dựa trên các yếu tố nền tảng mà SHB đã tạo dựng và triển khai thành công trong năm 2021, đánh giá kế hoạch kinh doanh 2022 và định hướng chiến lược của SHB trong 3 - 5 năm tới, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Quốc tế Moody’s Investors Service đã quyết định nâng mức xếp hạng tín nhiệm của SHB từ ổn định lên tích cực.

Cụ thể, Moody’s đã nâng mức xếp hạng nhà phát hành và tiền gửi dài hạn của SHB từ B2 lên B1, nâng hạng Đánh giá tín dụng cơ bản (BCA) của SHB từ B3 lên B2, đồng thời thay đổi triển vọng xếp hạng của SHB từ ổn định thành tích cực.

Hà An

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,290.18 7.09 0.55% 258,687 tỷ
HNX 243.92 1.07 0.44% 1,863 tỷ
UPCOM 91.48 0.35 0.39% 587 tỷ