Một hiện tượng thiên nhiên đặc biệt phổ biến xảy ra ở khắp mọi nơi trên trái đất của chúng ta, đó là sấm sét. Đây là một luồng điện cực mạnh và sẵn sàng phá hủy mọi thứ mà nó phóng xuống. Những trận mưa dông, những đám mây đen u ám trên bầu trời kéo theo những luồng điện cực đại phóng các tia chớp giữa các đám mây luôn chờ nơi phù hợp để tạo bệ phóng xuống mặt đất mà con người đang sinh sống.
Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và mặt đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu, đôi khi còn xuất hiện trong các trận phun trào núi lửa hay bão bụi (cát). Khi phóng điện trong khí quyển tia sét có thể di chuyển với tốc độ 36.000 km/h.
Lý do sét hình thành và nguồn gốc của sấm sét vẫn là một vấn đề còn đang tranh luận. Các tinh thể băng trong các đám mây có thể là yếu tố quan trọng trong việc hình thành tia sét do nó có thể tạo ra một môi trường tích điện cực trái dấu nhau trong các đám mây dẫn đến việc hình thành sét.
Sét có thể đạt tới nhiệt độ 30.000°C, gấp 20 lần nhiệt độ cần thiết để biến cát silica thành thủy tinh. |
Theo thống kê của các chuyên gia khí tượng học, xác suất bị sét đánh trên thế giới đang có chiều hướng tăng cao, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển. Số người chết vì bị “trời đánh” tại đây thậm chí còn cao hơn các thiên tai khác như lụt lội, lở đất và hạn hán. Vẫn chưa rõ tại sao sét lại xuất hiện ở tần suất cao hơn trước, nhưng một số chuyên gia cho rằng xu hướng này có thể liên quan đến tình trạng thay đổi khí hậu, diện tích rừng bị thu hẹp, dân số tăng… Ước tính mỗi giây lại có ít nhất 100 cú sét giáng xuống trái đất, và hơn 70% số này xảy ra ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Sét đánh là hiện tượng phổ biến ở Malaysia do vị trí địa lý và đặc điểm khí hậu ở đây. Các cơn giông tố ở đất nước này nổi tiếng vô cùng hùng vĩ, dữ dội và diễn ra với tần suất thường xuyên. Trong đó, thung lũng Klang là nơi được báo cáo có đến 240 ngày/năm xuất hiện giông bão. Chính vì thế, nhiều người tin rằng thung lũng Klang ở Malaysia là nơi diễn ra nhiều giông bão nhất trên thế giới và là địa điểm tuyệt vời nhất để thực hiện những bộ ảnh tuyệt đẹp.
Mới đây, nhiếp ảnh gia Fendy Gan đã may mắn chụp được bức ảnh để đời, nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ giới chuyên gia cũng như người hâm mộ.
Theo đó, bức hình lưu giữ khoảnh khắc tuyệt diệu của Fendy là tổng hợp từ 32 bức ảnh riêng lẻ được thực hiện trong vòng 40 phút. Anh chàng cho biết: "Tôi chỉ đặt máy ảnh ở chế độ interval shoot rồi sau đó sử dụng một chút chỉnh sửa lại bằng phần mềm photoshop. Điều tạo nên sự khác biệt là do nền trời trong veo và tần suất các tia sét xuất hiện".