
Khoảng cách giàu - nghèo ngày càng nới rộng
Sự kiện"Chiếm phố Wall" vừa qua để đòi quyền lợi của người dân Mỹ đã cho thấy hậu quả của nhiều thập kỷ bất bình đẳng đã gây ra sự bất ổn định xã hội trong lòng quốc gia này. Các cuộc biểu tình lớn bắt đầu lan rộng trong phố Wall và sau đó là nhiều thành phố khác của Mỹ.
Kể từ năm 1980 cho đến nay, trung bình mỗi năm có khoảng 5% trong tổng thu nhập quốc gia được chuyển từ các hộ gia đình bậc trung sang các hộ giàu. Nghĩa là 5934 - số hộ gia đình thuộc tầng lớp thượng lưu trong năm 2010 đã được nhận thêm 650 tỉ USD, tính ra là hơn 1 triệu USD mỗi hộ - nhiều hơn rất nhiều so với giai đoạn trước đó.
Chính sự nới rộng khoảng cách đó đã khiến cho 99% dân số Mỹ cảm thấy vô cùng bất công và tổ chức biểu tình ở nhiều thành phố, trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang gần như trì trệ với gánh nặng thất nghiệp đang ở mức cao - 9,1%. Tháng trước Tổng thống Barack Obama đã đề ra chính sách yêu cầu các hộ giàu và các tổ chức lớn cần phải trả thuế cao hơn, để tạo nên một sự "công bằng" nếu không muốn tạo ra một cuộc "chiến tranh giai cấp".
"Chúng tôi là 99% người dân Mỹ và chúng tôi không thể chịu đựng thêm sự tham lam và tham nhũng của 1% những kẻ còn lại", trang web occupywallstreet.org tuyên bố.
Câu nói trên đã phản ánh một thực tế rằng khoảng cách chênh lệch giữa người giàu và người nghèo ở Mỹ ngày càng lớn, khi mà người giàu luôn chiếm phần lớn số của cải nền kinh tế làm ra. Theo số liệu về thuế của được cung cấp bởi nhà kinh tế học Emmanuel Saez thuộc đại học Carlifornia, trong giai đoạn từ 1993 đến 2008, 1% số người giàu của Mỹ nắm giữ tới 52% tổng thu nhập quốc gia.
James Chanos, Chủ tịch và người sáng lập Kynikos Associates Ltd,
Nền kinh tế bị cản trở và khó phục hồi
Ngân hàng thế giới cho biết, tại Mỹ khoảng cách giàu nghèo đã nới rộng thêm 20% kể từ năm 1980, cao hơn so với hầu hết các quốc gia phát triển. Trong nghiên cứu của mình vào năm 2008, Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển OECD đã đánh giá không một quốc gia nào có xu hướng phân hóa rõ rệt như Mỹ.
Xu hướng này cũng đang thay đổi dần quan niệm của người dân Mỹ. Hiện tỉ lệ những người đồng ý với quan điểm cho rằng nước Mỹ đang bị phân chia thành hai thái cực giàu - nghèo đã tăng từ 35% vào năm 2009 lên 45% vào năm tháng 9/2011, theo thông kê của Trung tâm nghiên cứu Pew.
"Khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn đang làm suy yếu đà tăng trưởng, cả trực tiếp và gián tiếp, thông qua việc khuếch đại sự phân chia trong chính trị", Mohamed El-Erian, giám đốc điều hành tại Pacific Investment Management, Carlifornia nhận định.
Không chỉ kìm hãm tăng trưởng, sự bất đồng này còn khiến nền kinh tế khó thoát khỏi suy thoái và phục hổi trở lại. Raghuram Ranja, cựu giám đốc kinh tế của IMF cho biết những quốc gia có mức độ bất bình đẳng cao thường không đưa ra được những chính sách kinh tế hiệu quả. Nguyên nhân là do hệ thống chính trị tại các quốc gia này cũng phân cực và cản trở lẫn nhau khi quyết định một chính sách nào đó.
"Sẽ không có sự đồng thuận trong bất kỳ giải pháp nào được đề xuất", ông nói.
David Plouffe, cố vấn cao cấp của Nhà Trắng cho rằng người dân Mỹ đang gào thét khi những kẻ giàu có, những tập đoàn lớn, những tổ chức có thể thuê các luật sư tốt nhất, những kế toàn viên giỏi nhất lại nhận được những ưu đãi thuế đặc biệt. "Chúng ta đang có một sự bất bình đẳng", Plouffe nói.
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều đồng tình với quan điểm này, nhà kinh tế học Tyler Cowen, giáo sư tại đại học George Mason, Virginia cho rằng những mối lo về sự bất bình đẳng trong thu nhập đã được phóng đại quá mức. "Tôi không cho rằng vấn đề này sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế vĩ mô.", ông nói,.
Theo Cowen, chỉ có những người giàu nhất, đứng ở vị trí trên cùng trong số 1% người có thu nhập cao của nước Mỹ mới thực sự đáng lo ngại. "Còn hiện tại, chỉ cần có những biện pháp để phục hồi khu vực tài chính thì sự mất cần bằng cũng sẽ tự động giảm xuống", ông nhận định.
Sau 2 năm kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, tổng lợi nhuận của bộ phận doanh nghiệp đã phục hồi và lại tăng lên mức kỷ lục mới 1,5 tỉ USD, hơn 6,5% so với mức đỉnh mà nó đạt được trong tháng 9/2006. Trong khi nhiều hộ gia đình của Mỹ vẫn chưa thể lấy lại được nhà cửa bị mắt do tác động của cuộc khủng hoảng và mức thu nhập trung bình 49455 USD còn dưới cả mức của năm 1997.
Việc lợi ích kinh tế Mỹ đang ngày càng không đồng đều trong những năm gần đây là hệ quả của nhiều yếu tố, bao gồm vấn đề toàn cầu hóa, thay đổi công nghệ, giảm các công đoàn lao động, thay đổi chuẩn mực xã hội, thương mại chính phủ và các chính sách thuế
Ngoài ra, chính sách thắt lưng buộc bụng nền kinh tế Mỹ và châu Âu thông qua việc cắt giảm chi tiêu công cũng góp phần làm trầm trọng thêm xu hướng này. Các thủ đô ở châu Âu, bao gồm Luân Đôn, Madrid và Athens đều đã chứng kiến những cuộc biểu tình kéo dài trên đường phố để phản ứng lại việc chính phủ quyết định cắt giảm trợ cấp và các phúc lợi xã hội khác.