Trong điều kiện kinh tế khó khăn, tiêu chí tiết kiệm chi phí được các chủ đầu tư đặt lên hàng đầu khi yêu cầu các kiến trúc sư thiết kế công trình. Tuy nhiên, việc tiết kiệm chi phí, công trình vẫn phải đảm bảo được chất lượng và mỹ quan, cũng như các yêu cầu bắt buộc khác. Vì thế, vật liệu xanh đang trở thành ưu tiên lựa chọn của các kiến trúc sư khi thiết kế các công trình từ dân dụng, đến các dự án bất động sản.
Kiến trúc sư Cao Xuân Hồng cho biết, cách đây vài năm, khi thiết kế các resort, chung cư cao tầng hay nhà dân, chủ đầu tư chỉ yêu cầu vật liệu dễ mua, dễ sử dụng, dù chi phí đội thêm đôi chút. Tuy nhiên, hiện nay, trước yêu cầu khắt khe hơn của các chủ đầu tư, các kiến trúc sư phải sáng tạo hơn, đưa những vật liệu xanh, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng vào các công trình.
Còn theo TS. Hà Văn Lê, Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Nghệ An, người dân thường dùng vật liệu theo thói quen, tuy nhiên, muốn thay đổi thói quen này cũng không khó nếu như vật liệu xanh cũng dễ sử dụng như vật liệu truyền thống, giá thành rẻ hơn nhiều thì người dân sẽ lựa chọn. Dựa trên đánh giá đó, ông cùng nhóm nghiên cứu của mình đã nghiên cứu và sản xuất thành công xi măng polyme vô cơ - silicat có mác tương đương xi măng PCB 25 - 30 - 40, giá thành khoảng 850.000 đồng/tấn, thấp hơn nhiều so với giá phổ biến từ 1 - 1,46 triệu đồng/tấn của xi măng truyền thống. Ngoài ra, từ xi măng này còn sử dụng để sản xuất ra ngói màu, gạch tezzazo để phục vụ thị trường dân dụng, nhà thấp tầng, vùng nông thôn, miền núi…
Trên lĩnh vực sơn nước, hầu hết các hãng sơn có tên tuổi có mặt trên thị trường Việt
Nói về vật liệu xanh, không thể không nói về gạch không nung với đủ loại như gạch bê tông khí chưng áp, gạch xi măng cốt liệu, gạch bê tông bọt… Đây là sản phẩm được Chính phủ ra nghị quyết bắt buộc sử dụng trong các công trình xây dựng theo tỷ lệ nhất định.
Trao đổi với Đầu tư Bất động sản, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần
Dù một số địa phương gặp khó khăn khi triển khai nghị quyết trên, nhưng cũng có một số địa phương tích cực thực hiện việc sử dụng vật liệu không nung trong các công trình xây dựng trên địa bàn.
Đơn cử, tỉnh Đồng Nai quy định, chậm nhất đến ngày 31/12/2014 phải dừng hoạt động tất cả các lò sản xuất vật liệu xây dựng thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng liên tục. Còn với các lò vòng, lò vòng cải tiến sử dụng nhiên liệu hoá thạch thì thời hạn là ngày 31/12/2015.
Tại Thừa Thiên - Huế, từ ngày 10/10/2013, tất cả các công trình, dự án được phê duyệt trên địa bàn tỉnh đều buộc phải sử dụng vật liệu xây không nung theo lộ trình. Tỉnh Lâm Đồng cũng triển khai quyết liệt việc sử dụng vật liệu không nung, cho dù nguồn cung trên địa bàn chỉ đáp ứng được khoảng 10% so với tổng nhu cầu khoảng 50 triệu viên/năm.
Ghi nhận từ một số đại lý gạch không nung cho thấy, nhu cầu sử dụng gạch không nung trong dân đã tăng lên đáng kể. Anh Đặng Thái Hà, đại lý gạch không nung tại Hà Nội cho biết, nửa năm trở lại đây, tiêu thụ đã tốt hơn nhiều so với trước đây, đặc biệt, người dân cũng sử dụng nhiều sản phẩm này.
Đây cũng là đánh giá của ông Đàm Thanh Tùng, Phó giám đốc Công ty Gạch Vương Hải, đơn vị sở hữu nhãn hiệu gạch không nung V-Block.
“Cho dù để sống được, V-Block vẫn dựa vào xuất khẩu, nhưng được dân tin dùng là tín hiệu tốt để gạch không nung có cơ hội phát triển ở thị trường trong nước”, ông Tùng cho biết.