Kho báu nghìn năm trong quan tài đá

Những đồ trang sức bằng vàng và đồng chôn trong mộ hé lộ sự tồn tại của tuyến đường thông thương cổ đại nối Ai Cập với Bali.
Những đồ trang sức bằng vàng được chế tác công phu. Ảnh: Ancient Origins. Những đồ trang sức bằng vàng được chế tác công phu. Ảnh: Ancient Origins.

Viện Khảo cổ học Bali (BALAR) tiến hành khai quật tại làng Pangkung Paruk thuộc vùng Buleleng, Indonesia trong hai năm sau khi một chủ đất phát hiện chiếc quan tài đá hình bầu dục năm 2009 và tìm thấy kho báu gồm nhiều đồ tạo tác bằng vàng và những hạt đá có nguồn gốc từ đế chế La Mã.

Khu vực khai quật nằm trên đỉnh đồi, cách trung tâm Bali khoảng 2 km về phía bắc. Phát hiện giúp các nhà khảo cổ hiểu thêm về mạng lưới thông thương xuyên châu Á từng nối liền Đông Nam Á với Trung Quốc và đế chế La Mã.

Nhóm nghiên cứu ở viện phát hiện tổng cộng 4 ngôi mộ chứa quan tài bằng đá và những đồ mai táng đi kèm, gồm vỏ sò, 43 hạt thủy tinh nạm vàng, hai đôi khuyên tai bằng vàng trang trí công phu và hai chiếc gương đồng có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Tiến sĩ James Lankton và Bernard Gratuze ở BALAR phân tích 9 hạt thủy tinh nạm vàng bằng phương pháp phổ khối lượng plasma cảm ứng và đối chiếu với cơ sở dữ liệu về thủy tinh tiền sử tìm thấy ở châu Á.

Cả 9 hạt thủy tinh nạm vàng đều được chế tác từ natron, vật liệu phổ biến trước thế kỷ 6.

Theo nhóm nghiên cứu, những hạt thủy tinh nạm vàng ra đời trong khoảng thế kỷ 1 - 4 ở Ai Cập, lúc đó nằm dưới sự thống trị của La Mã.

Chúng được đưa tới các cảng ở đông nam Ấn Độ và chuyển đến vùng châu thổ sông Hằng.

Từ đây, các thương nhân cổ đại mang chúng tới những khu vực buôn bán dọc bán đảo Mã Lai.


Theo Vnexpress

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục