Khi ngân hàng hành xử kiểu "xã hội"

(ĐTCK) Vụ việc tranh chấp kho hàng của Trường Ngân giữa 7 ngân hàng đang bộc lộ rõ mặt trái của nghiệp vụ cho vay thế chấp bằng hàng hóa luân chuyển. Cũng bộc lộ rõ cách hành xử của các ngân hàng "không hề đẹp". Điều đáng nói, sự tranh chấp kiểu vậy không phải lần đầu xảy ra.
Khi ngân hàng hành xử kiểu "xã hội"

>> Tranh kho hàng, 7 ngân hàng đều thua cuộc?

>> Vụ 7 nhà băng "tranh" kho hàng, OCB nói gì?

>> Vụ 7 ngân hàng "tranh" kho hàng, OCB thắng cuộc?

 

Vụ Trường Ngân chưa thể kết thúc!

Liên quan tới vụ “xiết nợ” kho hàng của Công ty TNHH Trường Ngân giữa 7 ngân hàng mà báo Đầu tư Chứng khoán đã đưa tin, chiều 6/12, đã xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp giữa hai ngân hàng Techcombank và Quân đội (MB).

Trước đó, cơ quan thi hành án đang thực hiện việc kê biên cưỡng chế thi hành án đối với một kho café cho OCB. Việc cưỡng chế này bắt đầu từ ngày 3/12 và đã gây ra nhiều bức xúc, tranh chấp giữa 7 ngân hàng cùng cho Trường Ngân vay vốn. Được biết, phần kho hàng cưỡng chế cho OCB là kho hàng riêng, được xác định theo lô hàng hóa, có vị trí, địa điểm cụ thể được quây lưới và bảo vệ 24/24.

Trong số các ngân hàng còn lại, MB và Agribank đều nhận tài sản bảo đảm là hàng hóa theo lô. Theo tìm hiểu của Đầu tư Chứng khoán, ngoài kho hàng đang được cưỡng chế cho OCB, lô hàng thế chấp cho MB cũng được quản lý tại khu vực, vị trí riêng, được rào lại và có khóa, có niêm phong của MB và được canh giữ bởi lực lượng bảo vệ.

Sau khi tin tức về một vụ “cướp” hàng có thể xảy ra vào đêm thứ 6 (6/12) hoặc cuối tuần khi lực lượng chức năng ngừng làm việc loang ra, các ngân hàng đã điều xe tải chắn cửa, quây lối ra, tăng cường nhân sự túc trực tại kho hàng, thậm chí lên kịch bản đối phó với các tình huống các “ngân hàng bạn” tham gia.

Đến cuối giờ chiều ngày 6/12, các ngân hàng đã điều xe tải chắn ngang trước cổng kho hàng đề phòng “cướp” hàng.

Đã có nhiều vụ và còn nhiều vụ?

Cho vay với tài sản là hàng hóa luân chuyển là nghiệp vụ ngân hàng bình thường. Vấn đề là không dễ quản lý tài sản đảm bảo này. Khi hàng hóa bảo đảm vẫn nằm trong kho khách hàng, bị trùng lẫn và không thể phân biệt đâu là hạt café, đâu là tấm thép, thanh sắt… thế chấp cho ngân hàng mình.

Đã có một quan điểm hình thành trong giới ngân hàng là ngân hàng nào nhanh chân là “thắng” bởi các ngân hàng khác phải tốn thời gian, công sức để chứng minh phần hàng hóa nào là của mình mà chưa biết là có thắng kiện được không.

Chẳng hạn như trường hợp tranh chấp kho hàng thép như đề cập phía trên, vào năm 2012,  khi doanh nghiệp vay vốn mất khả năng trả nợ, một ngân hàng đã đàng hoàng đánh “cướp” kho hàng khoảng 10.000 tấn thép. “Đàng hoàng” bởi ngân hàng đó đã điều một hàng ô tô tải đến dỡ hàng trong sự bất lực của ngân hàng bạn.

Chính vì vậy, trong các vụ tranh chấp về sau, các ngân hàng đã ý thức được nguy cơ bị “cướp” hàng. Trong vụ Trường Ngân, bản thân MB đã nhiều lần muốn lấy hàng ra để xử lý nợ. Thực tế, ngày 6/6, MB đã cho xe vào dỡ hàng. Nhưng khi mà các ngân hàng đã có kinh nghiệm, họ đã phản ứng ngay bằng việc nhanh chóng điều xe tải quây kho, chặn đường. Có điều, hai bên đều phải dè chừng và kiểm soát mâu thuẫn, tranh chấp để hạn chế nguy cơ bùng phát và khi đó có thể có nguy cơ trách nhiệm hình sự.

Vấn đề là dù không muốn các ngân hàng vẫn phải hành xử như vậy bởi bản chất của sản phẩm tín dụng nhận tài sản bảo đảm là hàng hóa trong kho luôn có rủi ro bị trùng lẫn. Hơn nữa, trong vụ Trường Ngân, cách giải quyết tốt nhất là làm sao nhanh chóng lấy hàng ra bởi dù xử lý hình sự hay dân sự thì đều có cái khó riêng.

Vụ việc tại Trường Ngân hay như những vụ đã xảy ra nói cho đúng là không ai muốn, nhưng hành xử kiểu “xã hội” thì quả là rất khó với khẩu hiệu mà hầu hết các ngân hàng đưa ra kiểu: chuyên nghiệp, tin cậy, thân thiện…

Vụ việc sau đó đã chìm xuống khi các ngân hàng đều phải cân nhắc căn cứ pháp lý và được mất khi theo đuổi vụ việc dù là hình sự hay dân sự.

Và hậu quả là khi doanh nghiệp mất khả năng trả nợ, các chủ nợ không dễ chứng minh đâu là tài sản bảo đảm của mình nên giải pháp được coi là hữu hiệu nhất trong trường hợp này là nhanh chóng thu hàng về kho của mình để xử lý nợ.

Đây không phải lần đầu tiên các ngân hàng xảy ra tình trạng tranh chấp kho hàng là tài sản đảm bảo vốn vay. Thời gian qua ghi nhận nhiều vụ tương tự như vụ một số ngân hàng tranh kho hàng Công ty Âu Mỹ, tranh kho hàng một doanh nghiệp thép ở Hải Phòng…

Và thực tế mâu thuẫn đã xảy ra, cụ thể là tranh chấp giữa Techcombank và MB khi tại kho hàng do MB thuê bảo vệ túc trực xuất hiện thêm ổ khóa mới bên cạnh ổ khóa cũ. Khi MB muốn cưa bỏ ổ khóa mới thì gặp sự phản đối của các ngân hàng còn lại. Mâu thuẫn căng thẳng đến độ lực lượng 113 đã phải xuất hiện.

Hoàng Duy
Hoàng Duy

Tin cùng chuyên mục