Khám phá phong tục lễ Vu Lan ở một số nước châu Á

(ĐTCK) Theo quan niệm Phật giáo, lễ Vu Lan là ngày nhắc nhở con cháu hiếu kính với các bậc cha mẹ. Không chỉ ở Việt Nam mà một số nước châu Á cũng có lễ Vu Lan, nhưng mỗi quốc gia đều có phong tục riêng.
Thả hoa đăng trong đại lễ Vu Lan ở Việt Nam. Ảnh: Internet. Thả hoa đăng trong đại lễ Vu Lan ở Việt Nam. Ảnh: Internet.

1. Việt Nam 

Đối với mỗi người Việt Nam (không phân biệt tôn giáo), đều coi lễ Vu Lan (ngày 15/7 âm lịch) là một ngày trọng đại, là dịp để các thế hệ con cháu nhớ tới công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Từ lâu, đại lễ Vu Lan đã trở thành “ngày hội hiếu” của người Việt Nam.

Theo giáo lý đạo Phật, việc báo hiếu ở đây là báo hiếu đối với cha mẹ, không chỉ ở kiếp này mà còn ở nhiều kiếp khác, bởi Phật giáo luôn nhìn nhận con người trong vòng luân hồi nhân quả. Đồng thời, hướng con người đến “chân, thiện, mỹ” với những giá trị nhân văn như: “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”...

Khám phá phong tục lễ Vu Lan ở một số nước châu Á ảnh 1

Cúng quả cho những cô hồn không nơi nương tựa ở chùa dịp lễ Vu Lan. Ảnh: Internet. 

Tại Việt Nam, trong ngày lễ Vu Lan, người Việt tới các chùa để tụng kinh, cầu nguyện, cúng dường Tam bảo mong hồi hướng công đức cho ông bà, cha mẹ và cho pháp giới chúng sanh. Nhiều chùa còn tổ chức Đại lễ trai đàn chẩn tế để cúng dường Phật, bố thí và cầu nguyện cho chư vị âm linh, vong linh, cô hồn. Việc làm này có ý nghĩa cầu mong cho linh hồn người thân trong gia đình sớm siêu thoát khỏi những đọa đày nơi âm ti địa ngục, cúng quả cho những cô hồn vất vưởng không nơi nương tựa và cử hành nghi thức siêu độ vong linh. 

Trước đây, mỗi khi đến mùa Vu Lan đến, người Việt đốt rất nhiều tiền vàng, hình nhân, vật dụng bằng giấy để “gửi” xuống cho người âm với niềm tin “trần sao âm vậy”. Tuy nhiên, đây là niềm tin tín ngưỡng dân gian chứ giáo lý nhà Phật không khởi xướng và cổ xúy cho việc đốt vàng mã. 

Khám phá phong tục lễ Vu Lan ở một số nước châu Á ảnh 2

Bông hồng cài áo - hoạt động đầy ý nghĩa trong mùa Vu Lan ở Việt Nam. Ảnh: afamily. 

Một trong những hoạt động không thể thiếu trong ngày đại lễ Vu Lan là tổ chức hoạt động “bông hồng cài áo” đầy ý nghĩa để nhắc nhở con cháu trân trọng và hiếu dưỡng với đấng sinh thành. Việc cài hoa hồng này mới được cử hành khoảng 50 năm trở lại đây, nhưng đã tạo ấn tượng sâu sắc và vô cùng cảm động trong lòng người tham gia. Mỗi màu hoa tượng trưng cho việc cha mẹ còn hay đã khuất núi, để con cháu hướng về cội nguồn, biết ơn và thể hiện bằng hành động đẹp, đạo nghĩa.

Khám phá phong tục lễ Vu Lan ở một số nước châu Á ảnh 3

Thả đèn hoa đăng ở chùa Trấn Quốc, Hà Nội trong mùa Vu Lan 2014. Ảnh: Internet. 

Trong đêm Vu Lan, các Phật tử ở Việt Nam và nhiều người dân cũng tổ chức thả đèn hoa đăng để soi sáng cho các linh hồn biết đường trở về thế giới bên kia. 

2. Malaysia

Khám phá phong tục lễ Vu Lan ở một số nước châu Á ảnh 4

Mùa Vu Lan ở Malaysiam, người dân thường đến thăm mộ và thắp hương cho người thân. Ảnh: Internet 

Ngày đại lễ Vu Lan ở Malaysia còn được gọi là ngày Tổ Tiên, hay Lễ hội tháng Bảy. Bên cạnh những việc làm thể hiện tinh thần hiếu đạo trong lễ Vu Lan, như: thăm viếng mộ người thân, tảo mộ, dâng cúng phẩm vật, cúng dường Tam bảo để hồi hướng công đức cho ông bà, cha mẹ, người dân Malaysia còn tổ chức nhiều sinh hoạt tôn giáo, văn hóa mang những sắc thái riêng. 

Theo phong tục của Malaysia, trong ngày lễ Vu Lan, người dân đều dừng các công việc đồng áng để lên chùa tham gia vào nghi thức siêu độ vong linh, cầu cho những người thân đã mất sớm siêu thoát tới miền cực lạc. 

Bên cạnh đó, vào ngày Vu Lan, Phật tử người Malaysia còn tổ chức các hội diễn văn nghệ quần chúng tại các khu dân cư, có sự tham gia nhiệt tình của các ca sĩ, vũ công, người diễn kịch,... Tất cả mọi chi phí cho việc tổ chức văn nghệ và các hoạt động của lễ hội trong ngày lễ Vu Lan đều do quần chúng Phật tử tự nguyện đóng góp.

3. Trung Quốc

Khám phá phong tục lễ Vu Lan ở một số nước châu Á ảnh 5

Tại Trung Quốc, nước có nhiều điểm văn hóa tương đồng với Việt Nam, mỗi khi đến mùa Vu Lan (từ ngày 15 – 30/7 âm lịch), người dân lại tiến hành đi thăm viếng mộ phần của người thân cũng như sửa sang, quét dọn mộ sạch sẽ. 

Bên cạnh đó, người Trung Quốc cũng bày mâm cỗ cúng và đốt tiền vàng, đồ mã cho người quá cố. Họ tin rằng, đồ mã sẽ được hóa thành đồ thật dưới âm phủ, người âm sẽ nhận được và đỡ vất vả kiếm sống như ở dương gian. Đồng thời việc gửi đồ mã sẽ khiến người âm không còn quấy rầy đến công việc làm ăn, sinh sống của người còn sống mà còn phù hộ cho người sống làm ăn khấm khá, giàu có.

Tại Trung Quốc, nước có nhiều điểm văn hóa tương đồng với Việt Nam, mỗi khi đến mùa Vu Lan (từ ngày 15 – 30/7 âm lịch), người dân lại tiến hành đi thăm viếng mộ phần của người thân cũng như sửa sang, quét dọn mộ sạch sẽ. 

Bên cạnh đó, người Trung Quốc cũng bày mâm cỗ cúng và đốt tiền vàng, đồ mã cho người quá cố. Họ tin rằng, đồ mã sẽ được hóa thành đồ thật dưới âm phủ, người âm sẽ nhận được và đỡ vất vả kiếm sống như ở dương gian. Đồng thời việc gửi đồ mã sẽ khiến người âm không còn quấy rầy đến công việc làm ăn, sinh sống của người còn sống mà còn phù hộ cho người sống làm ăn khấm khá, giàu có.

Khám phá phong tục lễ Vu Lan ở một số nước châu Á ảnh 6

Thả đèn hoa đăng trong mùa Vu Lan ở Trung Quốc. Ảnh: Internet.Vu Lan ở Trung Quốc. Ảnh: Internet. 

Cũng trong dịp này, tín đồ Phật tử ở Trung Hoa còn làm các việc phước thiện: bố thí, cúng dường, phóng sinh... để hồi hướng công đức cho cha mẹ và người thân của mình.

4. Nhật Bản

Khám phá phong tục lễ Vu Lan ở một số nước châu Á ảnh 7

 

Lễ Vu Lan ở Nhật Bản còn được gọi là lễ hội Urabon-e hay lễ hội Obon, hoặc đơn giản là lễ hội Bon, được tổ chức từ 3 đến 7 ngày trong tháng 8 dương lịch hàng năm. Ngày đầu tiên là ngày đón mừng lễ hội, còn ngày cuối cùng được xem là ngày tạm biệt lễ hội. Lễ hội Obon đã được tổ chức ở Nhật Bản hơn 500 năm nay. 

Trong ngày đầu tiên của lễ hội Obon, người ta treo và thắp sáng các lồng đèn ở phía trước nhà, đi thăm viếng mộ của người thân, quét dọn vệ sinh, tu sửa lăng mộ và mời linh hồn tổ tiên, ông bà, cha mẹ về đoàn tụ với con cháu. Ở một số vùng của Nhật Bản, người dân còn treo đèn lồng dọc theo các con đường dẫn vào nhà để hướng dẫn linh hồn người quá cố. 

Khám phá phong tục lễ Vu Lan ở một số nước châu Á ảnh 8

Trong ngày cuối cùng của lễ hội Obon, người dân thả lồng đèn ở các sông, hồ, các bờ biển, coi như để tiễn đưa linh hồn của người quá cố về với thế giới của họ. Trong đêm thả lồng đèn, người ta còn đốt pháo hoa. 

Lễ hội Obon có nghĩa “ngày hội của người chết”, là phong tục truyền thống của người Nhật theo Phật giáo. Người Nhật tin rằng, trong lễ hội Obon, linh hồn của người thân đã mất được phép trở về dương gian thăm con cháu.

Ban đầu, lễ hội Obon được tổ chức với ý nghĩa dâng phẩm vật lên linh hồn của tổ tiên, ông bà đã quá cố, dần dần lễ hội này trở thành một sự kiện thường niên và là dịp để mọi người đoàn tụ với người thân trong gia đình để cùng bày tỏ lòng thành kính tri ân, lòng hiếu thảo đến tổ tiên, ông bà cũng như tặng quà cho người thân, bạn bè, ân nhân, cấp trên.

Cũng giống các nước châu Á, trong mùa Vu Lan, phật tử Nhật Bản thường dâng cúng phẩm vật lên chư tăng để nhờ họ cầu nguyện và hồi hướng phước đức cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Thu Thủy
timeoutvietnam.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục