Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị AMM 51 và các hội nghị liên quan.
Hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, với nhiều khó khăn và thuận lợi đan xen, khó đoán định như gia tăng cạnh tranh giữa các nước lớn, tình hình bán đảo Triều Tiên, Biển Đông... hay các khó khăn đến từ kinh tế như xu hướng bảo hộ trên toàn cầu, thương mại giảm sút.
Trên cơ sở nhận diện các khó khăn và thách thức, tại hội nghị AMM 51 lần này, các Bộ trưởng sẽ tập trung thảo luận về các định hướng, giải pháp xây dựng Cộng đồng ASEAN; triển khai các Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng theo Tầm nhìn ASEAN 2025; nâng cao khả năng tự cường của ASEAN để ứng phó với các thách thức nổi lên.
Bên cạnh đó, một trong những nội dung quan trọng cũng được đề cập tại hội nghị lần này là tăng cường đoàn kết, giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực và trong quan hệ với các đối tác; thúc đẩy xây dựng và đề cao các quy tắc, chuẩn mực ứng xử ở khu vực, trong đó có tiến trình soạn thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc.
Các Bộ trưởng cũng sẽ thảo luận các biện pháp nhằm đẩy mạnh quan hệ cân bằng, cùng có lợi với các đối tác, ứng xử trước các đề xuất mới về cấu trúc khu vực, cải tiến và nâng cao hiệu quả các diễn đàn do ASEAN chủ trì, trong đó có hợp tác Đông Á.
Ngoài ra, các Bộ trưởng cũng dành thời gian cùng nhau trao đổi các vấn đề quốc tế và khu vực trong bối cảnh nhiều thách thức hiện nay.
Dự kiến, kết thúc hội nghị, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN sẽ đưa ra bản Thông cáo chung.
Hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, với nhiều khó khăn và thuận lợi đan xen, khó đoán định như gia tăng cạnh tranh giữa các nước lớn, tình hình bán đảo Triều Tiên, Biển Đông... hay các khó khăn đến từ kinh tế như xu hướng bảo hộ trên toàn cầu, thương mại giảm sút.
Trên cơ sở nhận diện các khó khăn và thách thức, tại hội nghị AMM 51 lần này, các Bộ trưởng sẽ tập trung thảo luận về các định hướng, giải pháp xây dựng Cộng đồng ASEAN; triển khai các Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng theo Tầm nhìn ASEAN 2025; nâng cao khả năng tự cường của ASEAN để ứng phó với các thách thức nổi lên.
Bên cạnh đó, một trong những nội dung quan trọng cũng được đề cập tại hội nghị lần này là tăng cường đoàn kết, giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực và trong quan hệ với các đối tác; thúc đẩy xây dựng và đề cao các quy tắc, chuẩn mực ứng xử ở khu vực, trong đó có tiến trình soạn thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc.
Các Bộ trưởng cũng sẽ thảo luận các biện pháp nhằm đẩy mạnh quan hệ cân bằng, cùng có lợi với các đối tác, ứng xử trước các đề xuất mới về cấu trúc khu vực, cải tiến và nâng cao hiệu quả các diễn đàn do ASEAN chủ trì, trong đó có hợp tác Đông Á.
Ngoài ra, các Bộ trưởng cũng dành thời gian cùng nhau trao đổi các vấn đề quốc tế và khu vực trong bối cảnh nhiều thách thức hiện nay.
Dự kiến, kết thúc hội nghị, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN sẽ đưa ra bản Thông cáo chung.