Môi giới
Nếu căn cứ theo thông báo của 2 Sở GDCK, thì CTCK TP. HCM (HSC) là công ty dẫn đầu về thị phần môi giới trên HOSE, còn VND là CTCK dẫn đầu trên HNX. Từ con số tổng kết này, ĐTCK tính toán được HSC là CTCK đứng đầu về thị phần môi giới trên cả hai sàn, với giá trị giao dịch là lớn nhất.
Tuy nhiên, nếu căn cứ trên doanh thu từ hoạt động môi giới quý III/2012 được các CTCK công bố, thì HSC chỉ đứng thứ ba. Bất ngờ nhất là vị trí số 1 thuộc về một công ty không lọt vào Top 10 CTCK có thị phần môi giới lớn nhất trên cả hai sàn. Đó là CTCK Thiên Việt (TVSC), với doanh thu đạt 46,712 tỷ đồng, chiếm 13,9% tổng doanh thu môi giới của 99 CTCK. Vị trí thứ hai là CTCK Bản Việt (VCSC), với 40,701 tỷ đồng doanh thu, chiếm 12,1% (xem Bảng 1).
TT
|
CTCK
|
Doanh thu
|
% thị trường
|
1
|
TVSC
|
46,712
|
13,9%
|
2
|
VCSC
|
40,701
|
12,1%
|
3
|
HSC
|
28,622
|
8,5%
|
4
|
SSI
|
21,956
|
6,6%
|
5
|
ACBS
|
17,621
|
5,3%
|
6
|
VNDS
|
12,321
|
3,7%
|
7
|
KEVS
|
11,885
|
3,5%
|
8
|
VCBS
|
9,835
|
2,9%
|
9
|
BVSC
|
9,821
|
2,9%
|
10
|
CTS
|
8,887
|
2,7%
|
|
Top 10
|
208,36
|
62,19%
|
|
Còn lại
|
126,65
|
37,81%
|
|
Toàn thị trường
|
335,01
|
100%
|
Lý giải bất ngờ này, nhiều chuyên gia cho rằng, hai CTCK nói trên có doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán “ngoài sàn”, nên không được 2 Sở ghi nhận.
Tự doanh
75/99 CTCK có doanh thu từ hoạt động tự doanh, nhưng trong số này cũng chỉ có số ít công ty còn hoạt động tích cực. Nhiều CTCK ghi nhận doanh thu hoạt động tự doanh một vài triệu đồng, thậm chí thấp hơn, do nhận cổ tức từ những cổ phiếu đang nắm giữ, chứ không còn tham gia giao dịch trên thị trường.
TT
|
CTCK
|
Doanh thu
|
% thị trường
|
1
|
AGR
|
99,82
|
14,99%
|
2
|
VPBS
|
90,31
|
13,57%
|
3
|
SSI
|
82,55
|
12,40%
|
4
|
ACBS
|
75,28
|
11,31%
|
5
|
BSI
|
43,92
|
6,60%
|
6
|
VCSC
|
30,53
|
4,59%
|
7
|
MHBS
|
21,17
|
3,18%
|
8
|
VCBS
|
19,94
|
3,00%
|
9
|
MBS
|
19,88
|
2,99%
|
10
|
LVS
|
18,51
|
2,78%
|
|
Top 10
|
501,94
|
75,39%
|
|
Còn lại
|
163,80
|
24,61%
|
|
Toàn thị trường
|
665,75
|
100%
|
Dẫn đầu hoạt động tự doanh là CTCK Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (AGR), với doanh thu 99,821 tỷ đồng, chiếm 14,99% toàn thị trường. Tiếp theo là VPBS, với 90,311 tỷ đồng, chiếm 13,57% (xem Bảng 2). Đây là hai công ty được ghi nhận có hoạt động tự doanh tích cực trên thị trường trái phiếu, chứ không phải cổ phiếu.
Bảo lãnh phát hành
Đây là một trong những hoạt động hấp dẫn, đem lại doanh thu “dễ dàng” cho các CTCK trong những năm trước, nhưng nay khá “èo uột”. Quy định pháp luật yêu cầu CTCK phải có 165 tỷ đồng vốn pháp định mới được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, mức lớn nhất trong 4 nghiệp vụ. Tuy nhiên, thống kê cho thấy, chỉ có 3 CTCK có doanh thu từ hoạt động này, trong đó CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) đạt 5,55 tỷ đồng, CTCK Mirae Asset (MAS) đạt 217 triệu đồng, CTCK Nhật Bản đạt 152.000 đồng.
Tư vấn
CTCK có doanh thu từ hoạt động tư vấn tốt nhất lại là những cái tên khá xa lạ. CTCP Chứng khoán Đại Dương (OCS) dẫn đầu về doanh thu từ hoạt động tư vấn với 27,87 tỷ đồng, chiếm 27,53% toàn thị trường. Tiếp theo là CTCP Chứng khoán Đông Á (DAS) với 15,93 tỷ đồng, chiếm 15,73% toàn thị trường. CTCK Ngân hàng Công thương Việt Nam (CTS) đứng thứ ba với 10 tỷ đồng, chiếm 9,88% toàn thị trường. Tổng doanh thu tư vấn của 10 vị trí đứng đầu đạt 87,4 tỷ đồng, chiếm 86,34% toàn thị trường. Thống kê cho thấy, chỉ có 57 CTCK ghi nhận doanh thu từ hoạt động này, đạt 101,23 tỷ đồng; còn lại 28 CTCK không có doanh thu.
Lưu ký
Nếu như trước kia, các CTCK thường “đóng hộ” cho khách hàng khoản phí lưu ký chứng khoán hàng tháng, thì trong bối cảnh TTCK khó khăn, công ty phải thắt chặt chi tiêu, nhiều CTCK đã đồng loạt thu phí lưu ký. Có 45/99 CTCK ghi nhận doanh thu từ hoạt động lưu ký, đạt 16,48 tỷ đồng. Trong đó, CTCK MB (MBS) đạt doanh thu lớn nhất với 2,68 tỷ đồng, chiếm 16,23% toàn thị trường; tiếp theo là BSC với 9,86%, SSI với 7,65%. Doanh thu này tuy nhỏ, nhưng phần nào phản ánh “thị phần” nắm khách hàng của các CTCK, do được tính dựa trên số lượng chứng khoán đang nằm trong tài khoản của NĐT tại đây.
Doanh thu khác
TT
CTCK
Doanh thu
% thị trường
1
AGR
115,91
11,79%
2
SSI
81,46
8,28%
3
HSC
80,93
8,23%
4
VPBS
53,72
5,46%
5
SeASecurites
46,50
4,73%
6
FPTS
46,10
4,69%
7
PNS
39,30
4,00%
8
VNDS
35,74
3,63%
9
KLS
31,06
3,16%
10
BSI
29,91
3,04%
Top 10
560,62
57,01%
Còn lại
422,73
42,99%
Toàn thị trường
983,34
100%
Không được ghi nhận vào các nghiệp vụ chính, nhưng khoản mục doanh thu khác của các CTCK lại là lớn nhất trong tổng doanh thu. Bởi lẽ, đây là khoản “lãi nhất” của các CTCK khi cung cấp các dịch vụ tài chính cho NĐT như cầm cố, ứng trước, margin… Dẫn đầu là AGR với 115,91 tỷ đồng, chiếm 11,79% toàn thị trường (xem Bảng 3). CTCK duy nhất không ghi nhận doanh thu khác là CTCP Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VICS).
Doanh thu lớn nhất, nhưng lợi nhuận không cao
TT
CTCK
Tổng doanh thu
% thị trường
1
AGR
223,62
10,62%
2
SSI
193,34
9,19%
3
VPBS
148,77
7,07%
4
HSC
114,23
5,43%
5
ACBS
116,30
5,53%
6
VCSC
105,42
5,01%
7
TVSC
61,85
2,94%
8
MBS
60,50
2,87%
9
VNDS
50,29
2,39%
10
BSI
77,61
3,69%
Top 10
1.151,94
54,73%
Còn lại
952,77
45,27%
Toàn thị trường
2.104,71
100%
Tính tổng doanh thu từ tất cả các hoạt động trong quý III/2012, 99 CTCK có tổng doanh thu là 2.104,71 tỷ đồng, trong đó 3 vị trí dẫn đầu là AGR, SSI, VPBS… (xem Bảng 4).
Tuy có doanh thu lớn, nhưng đây là không phải là những công ty có lợi nhuận sau thuế lớn nhất. Thống kê cho thấy, 3 CTCK dẫn đầu về lợi nhuận quý III là HSC, FPTS, CTS. SSI đứng ở vị trí thứ 4, trong khi AGR và VPBS không lọt vào Top 10 (xem Bảng 5).
TT
|
CTCK
|
LNST
|
1
|
HSC
|
43,99
|
2
|
FPTS
|
29,81
|
3
|
CTS
|
15,94
|
4
|
SSI
|
15,72
|
5
|
VCBS
|
15,02
|
6
|
MHBS
|
13,39
|
7
|
PNS
|
12,44
|
8
|
VCSC
|
11,52
|
9
|
BVSC
|
10,35
|
10
|
VNDS
|
10,02
|
|
Top 10
|
178,2
|
|
Còn lại
|
(387,03)
|
|
Toàn thị trường
|
(208,76)
|