Trong báo cáo "Những Chỉ số Chính Thị trường Lao động", ILO nói Mỹ vẫn là nền kinh tế có năng suất nhất thế giới năm 2006 tính theo năng suất lao động trên một người và vượt khoảng cách khá xa so với đối thủ gần nhất trong số các nền kinh tế phát triển. Theo đó mỗi công nhân Mỹ thêm 63.885 đô la giá trị cho nền kinh tế, vượt xa so với
Tuy nhiên theo ILO, nguyên nhân là vì công nhân Mỹ làm nhiều giờ trong năm hơn so với các nước phát triển khác. Nếu tính năng suất theo giờ lao động thì Na Uy đứng đầu với giá trị tăng thêm là 37,99 đô la, Mỹ thứ hai với 35,63 đô la.
Đông Á được xem có mức tăng năng suất lao động nhiều nhất. Năm 2006, năng suất mỗi công nhân tại đây bằng 20% các nước công nghiệp hoá so với một phần tám năm 1996.
Một số nước công nghiệp lo ngại năng suất lao động Châu Á đang tăng sẽ phá hủy thị trường của mình nhưng ILO nói rằng khi năng suất tăng sẽ thúc đẩy sự thịnh vượng và nhu cầu sản phẩm.
Ngược lại, vùng hạ Sahara Châu Phi vẫn tụt hậu khá xa so với phần còn lại thế giới khi năng suất chỉ bằng một phần mười hai so với các nước phát triển.