ICV thanh lý cổ phiếu, đâu phải sao quả tạ

Phiên giao dịch cuối tuần qua, hai chỉ số trên sàn niêm yết mất điểm mạnh. Nhiều ý kiến cho rằng, thị trường đã chịu áp lực nặng nề trước thông tin Quỹ Indochina (ICV) thanh lý quỹ và Credit Suisse nhận xét thị trường Việt Nam đang trở nên đắt đỏ. NĐT trong nước còn chịu áp lực bán ròng của khối ngoại sau nhiều tuần mua ròng mạnh mẽ.
Theo nhiều chuyên gia, việc ICV thanh lý danh mục đầu tư không ảnh hưởng nhiều đến TTCK Việt Nam. Theo nhiều chuyên gia, việc ICV thanh lý danh mục đầu tư không ảnh hưởng nhiều đến TTCK Việt Nam.

Cuối ngày, một số CTCK tỏ ra lo ngại và dẫn bình luận không mấy sáng sủa về việc thời gian tới các cổ phiếu trong danh mục của ICV hầu hết là các blue-chip được bán ra. VN-Index được nhận định đang ở vùng nhạy cảm, bất cứ tin tức gì đưa ra cũng có thể ảnh hưởng mạnh đến tâm lý các NĐT. Với những cổ phiếu đã tăng trần liên tục 5 - 6 phiên, NĐT được khuyên bán ra để chốt lời.

TIN LIÊN QUAN

* ICV thoái vốn: Chuyện nhỏ!

* Indochina Capital Việt Nam: Tan tác vì quỹ đầu cơ

* Số mệnh Indochina Capital Vietnam được an bài

* Nghiệt ngã quỹ đầu tư

* Hợp tác Dragon Capital và Indochina Capital bất thành 

* Indochina và Dragon thỏa thuận liên doanh quản lý Quỹ ICV

Đứng ở góc độ một NĐT, người viết cho rằng, nên đi sâu phân tích hai thông tin có sức nặng quá lớn tới tâm lý NĐT hiện nay. Thứ nhất, thông tin ICV thanh lý danh mục và đóng quỹ. Để xem mức độ tác động tới thị trường, hãy nhìn vào giá trị danh mục của ICV xem nó chiếm bao nhiêu phần trăm của một phiên giao dịch, chiến lược thoái vốn của ICV kéo dài bao lâu và tỷ trọng nắm giữ của từng cổ phiếu so với lượng lưu hành trên thị trường?

Theo bản báo cáo của CTCK VinaSecurities, tài sản của ICV (chủ yếu tính danh mục cổ phiếu) hiện ở mức 2.127 tỷ đồng (tương đương 117,5 triệu USD). Còn theo báo cáo của ICV, tính đến cuối tháng 7 (chưa có bản cập nhật tháng 8), tổng tài sản ròng (NAV) của Quỹ đạt 242,9 triệu USD. Trong đó, tiền và tài sản khác chiếm tới 46,7% NAV; chứng khoán niêm yết chiếm 37,9% NAV, bao gồm các cổ phiếu: BVH chiếm 6,9%, VCB chiếm 6,8%, FPT 5%, VNM 3,8%, DPM 2,5%, GMD 2,5%, HPG 2,2% và REE chiếm 2,1%; cổ phiếu OTC chiếm 4,3% NAV; cổ phiếu (góp vốn thành lập công ty) chiếm 11,2% NAV. Trong thông cáo báo chí của ICV về nội dung bỏ phiếu thông qua việc đóng quỹ phát đi ngày 3/9 cũng nêu rõ, việc thanh lý danh mục không phải thực hiện ngay ngày một, ngày hai. Với mức độ thanh khoản của thị trường hiện tại và danh mục của ICV bao gồm toàn cổ phiếu được đánh giá tốt, khối lượng cũng chỉ khoảng trên 30 triệu đơn vị, rõ ràng chúng ta không nên quá bận tâm đến mức sợ hãi về điều này.

Còn việc Credit Suisse đưa ra báo cáo khuyến nghị khách hàng rút khỏi thị trường Việt Nam bởi “các định giá hiện nay là đắt so với rủi ro và khó khăn”. Cụ thể, Credit Suisse cho rằng, mức P/E toàn thị trường là 20,49 lần - đồng nghĩa với chứng khoán Việt Nam thật sự đang đắt hơn các thị trường trong khu vực. Lời khuyên này không phải không có căn cứ, nhất là giá nhiều mã chứng khoán đã lên tương đối cao so với những thông tin hỗ trợ và kết quả hoạt động kinh doanh của các DN trong hơn nửa đầu năm qua. Song điều đó không hẳn đúng so với toàn bộ thị trường. Có ý kiến cho rằng, nếu tính PE Forward 2009 thì con số trên chỉ bằng một nửa mức Credit Suisse đưa ra. Với hoạt động của các DN, Chính phủ Việt Nam mới đây đã khẳng định thông điệp sẽ tiếp tục hỗ trợ, không cắt ngắn gói kích cầu.

Thực tế là thị trường đón tin xấu nhưng sức mua vẫn rất mạnh, thanh khoản cao trong 2 phiên cuối tuần qua cho thấy một bộ phận  NĐT vẫn lựa chọn cổ phiếu tốt để mua vào và cơ cấu lại danh mục đầu tư theo hướng đón đầu các mã tăng vững. Về mặt kỹ thuật, các chỉ báo như sức mạnh dòng tiền... dù có sự suy yếu nhưng chưa thể hiện rõ ràng tín hiệu downtrend. Với những yếu tố này, có lẽ tâm lý đúng đắn hiện nay là nên lạc quan một cách thận trọng thay vì sợ hãi và bi quan.

Đoàn Khánh Linh, Hà Nội
Đoàn Khánh Linh, Hà Nội