Tăng trưởng của khu vực dự kiến sẽ giảm nhẹ xuống 5,1% trong năm nay so với mức 5,2% của năm 2017 và sẽ tiếp tục giảm tương đối trong năm 2019 xuống 4,8% do nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc giảm nhẹ và sự gia tăng căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ảnh hưởng đến xuất khẩu và đầu tư của doanh nghiệp.
Tăng trưởng kinh tế giảm trong quý II ở phần lớn các nền kinh tế Đông Nam Á, với mức tăng trưởng GDP bình quân khu vực giảm nhẹ xuống 5,2% so với cùng kỳ, từ mức 5,4% của quý I.
Ngoài ra, dù số liệu thương mại khu vực mới đây cho thấy lực cầu bên ngoài được duy trì phần nào, nhưng các chỉ số trước mắt cho thấy đà xuất khẩu suy giảm trong mấy tháng tới. Trong đó, tổng chỉ số PMI của Đông Nam Á sẽ giảm nhẹ xuống mức 50,9 điểm trong tháng 7 so với 51,1 điểm của tháng 6.
Trong các nền kinh tế Đông Nam Á, Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục đạt kết quả vượt trội trong khu vực với nền kinh tế dự báo sẽ tăng trưởng 6,7% trong năm 2018 và 6,3% năm 2019.
Trong khi đó, kinh tế Singapore dự kiến sẽ chậm lại, qua đó cho thấy sự phụ thuộc lớn của nước này vào xuất khẩu (chiếm khoảng 174% GDP).