HSBC ủng hộ tuyên bố chung về kế hoạch phục hồi kinh tế của các nước ASEAN

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Tập đoàn HSBC ủng hộ thỏa thuận chung của các quốc gia thành viên ASEAN về tăng cường hợp tác cải cách và hội nhập.
Ông Tim Evans – Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam. Ông Tim Evans – Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam.

Mục đích nhằm đảm bảo trước mắt sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu các tác động kinh tế xã hội có thể ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á do hậu quả của đại dịch COVID-19 gây ra. Thỏa thuận được đưa ra ngay sau khi Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 kết thúc vào ngày 26/6/2020. 

Tập đoàn HSBC đặc biệt ủng hộ tuyên bố chú trọng vào mở cửa thương mại và công nghệ số và việc kết nối các nỗ lực kích thích tài khóa tức thời của khu vực với các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu.

Ông Tim Evans – Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam cho biết: “Chúng tôi ủng hộ mong muốn tăng cường hội nhập hơn nữa của các quốc gia thành viên ASEAN để chống lại các tác động kinh tế do dịch bệnh COVID-19 gây nên. Khi khu vực Đông Nam Á mở cửa trở lại, các quốc gia thành viên không thể thực hiện tiến trình phục hồi kinh tế một cách đơn độc vì một lý do đơn giản: Đông Nam Á luôn vững mạnh hơn khi các quốc gia cùng hợp tác phát triển".

Sự gắn kết chặt chẽ giữa các chuỗi cung ứng trong khu vực - bao gồm các lĩnh vực thiết bị điện tử, ô tô, dệt may - đã phát triển nhờ lợi thế ưu đãi thuế thương mại và đầu tư giữa 10 quốc gia thành viên trong Hiệp hội. Nhờ đó, hơn 650 triệu công dân của khu vực gia nhập vào tầng lớp thịnh vượng.

Để xây dựng sự phục hồi kinh tế và thiết lập khả năng phục hồi chuỗi cung ứng, HSBC đưa ra 3 chủ trương cải cách, đó là: dòng chảy thương mại và đầu tư; kết nối kỹ thuật số; và gắn kết các dự án phát triển quốc gia với các mục tiêu phát triển bền vững và các cam kết khí hậu được thống nhất trên toàn cầu.

Ông Tim Evans cho biết thêm: “Chúng ta đều biết rằng khu vực Đông Nam Á cần củng cố phát triển cơ sở hạ tầng để đáp ứng tiềm năng kinh tế, và điều này cần được thực hiện theo hướng bền vững. Thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, các biện pháp kích thích kinh tếthiết yếu cần phải phù hợp với các mục tiêu trung hạn của phát triển bền vững”.

Nhuệ Mẫn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục