HSBC nhìn nền kinh tế Việt Nam 2013 thế nào?

(ĐTCK) Khối Nghiên cứu Kinh tế của Ngân hàng HSBC vừa công bố bản báo cáo về Kinh tế Vĩ mô - Triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam số tháng 12/2013 với chủ đề “Vẫn chưa đến đích”.
HSBC nhìn nền kinh tế Việt Nam 2013 thế nào?

Báo cáo nhận định, nền kinh tế đang dần đi vào ổn định, tuy nhiên nếu không có những tiến bộ đáng kể để giải quyết những vướng mắc đối với cơ cấu nền kinh tế, Việt Nam có nhiều nguy cơ chỉ có thể dịch chuyển ngang trong nhiều năm.

Cụ thể, với đa số lực lượng lao động chỉ có thu nhập dưới 100 USD/tháng, các nhà làm chính sách cần khẩn trương thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá. Hiện tại, 70% lực lượng lao động Việt Nam đang sống ở khu vực nông thôn với mức thu nhập 60 USD chỉ hơn một nửa so với các lao động thành thị. Khu vực Đông Nam Bộ có thu nhập cao nhất ở Việt Nam nhưng cũng chỉ ở mức 120USD/tháng. Mặc dù lĩnh vực Nhà nước chiếm 1/3 nền kinh tế nhưng các DN tư nhân trong nước lại sử dụng 86% lực lượng lao động.

“Nhà nước đã thực hiện một số cải cách tích cực tuy nhiên vẫn còn rất cần những cải tiến về chất lượng giáo dục, cơ sở hạ tầng đô thị, hệ thống năng lượng và giao thông vận tải, chuỗi cung ứng để tăng cường liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài, chất lượng sản xuất nông nghiệp và thị trường tài chính. Những kinh nghiệm từ các quốc gia khác cho thấy không sớm thì muộn những vướng mắc của nền kinh tế phải được giải quyết rõ ràng”, báo cáo nhận định.

HSBC nhìn nền kinh tế Việt Nam 2013 thế nào? ảnh 1

Đa số lực lượng lao động Việt Nam chỉ có thu nhập dưới 100 USD/tháng

Chỉ số PMI tháng 11 cho thấy nền kinh tế vẫn đang hoạt động dưới mức tiềm năng, một bức tranh về sự ổn định mong manh. Tăng trưởng hoạt động sản xuất chỉ ở mức khá chậm 50,3 điểm do sự hạn chế từ nhu cầu nước ngoài yếu và nhu cầu tiêu dùng trong nước giảm sút.

Trong khi Chính phủ từ bỏ việc ưu tiên tăng trưởng nhanh so với đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định hơn, về cơ bản thì Việt Nam vẫn chưa thay đổi những ưu tiên của mình là xem lĩnh vực Nhà nước vẫn lực lượng chiến lược quan trọng nhất cho nền kinh tế. Về cơ bản, điều này sẽ không đáng lo ngại nếu như những cải cách được thực hiện để gia tăng hiệu quả của lĩnh vực Nhà nước, có rất ít những dấu hiệu cho thấy có những cải tổ ý nghĩa được tiến hành.

Về mặt tích cực lạm phát đang chậm lại từ mức 5,9% xuống còn 5,8% trong tháng 11 so với cùng kỳ năm ngoái, điều đó cũng chỉ ra là nhu cầu Việt Nam cũng đang thấp. Trong suốt thời kỳ tăng trưởng chậm chạp này, Chính phủ nên xem xét lại các vấn đề cơ bản như chất lượng lao động, hiệu quả của các DN và những vướng mắc về mặt cơ sở hạ tầng, đặc biệt, những khu vực đô thị để bảo đảm rằng phục hồi là có thể. Củng cố sự thống trị của lĩnh vực hoạt động yếu nhất của nền kinh tế không phải là bước đi tiến bộ; nuôi dưỡng sự phát triển của những ngôi sao sáng nhất mới nên là tham vọng của Chính phủ.

Dòng vốn FDI tăng cao (lượng vốn giải ngân từ đầu năm đến nay đạt 10,5 tỷ USD trong khi vốn đăng ký là 13,8 tỷ USD) đã thúc đẩy nhu cầu đối với các lao động  bán chuyên nghiệp mạnh hơn và hỗ trợ cho lĩnh vực xuất khẩu. Xuất khẩu đã tăng từ mức lên 18,9% trong tháng 11 so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu trong tháng 11 đã tăng 23,1% so với cùng kỳ năm ngoái do nhu cầu thiết bị nguyên vật liệu tăng. Thâm hụt thương mại từ đầu năm đến nay đã giảm từ mức 187 triệu USD xuống còn 95 triệu USD trong tháng 11.

Báo cáo dự đoán: “Chúng tôi kỳ vọng năm 2013 sẽ khép lại với mức thặng dư thương mại nhỏ. Với dòng tiền được chuyển từ nước ngoài vào đang tăng, tài khoản vãng lai cũng sẽ trong tình trạng thặng dư hỗ trợ cho sự ổn định của tiền đồng”.

Chỉ số kinh tế vĩ mô Việt Nam

Quý III/2013

Quý IV/2013

Năm 2013

(dự báo)

Năm 2014

(dự báo)

Tăng trưởng GDP (% theo năm)

5,5

5,5

5,2

5,4

CPI, trung bình (% theo năm)

7,0

5,8

6,6

8,3

Cán cân thương mai (%GDP)

2,4

1,4

0,6^

-0,7^

Lãi suất OMO, cuối quý (%)

5,5

5,5

5,5

7,0

Tỷ giá VND/USD

21.113

21.250

21.250

21.500

  

Tải báo cáo "Triển vọng kinh tế Việt Nam tháng 12/2013" của HSBC (Tiếng Việt) tại đây

Download report "Vietnam at a glance" here

 >> WB thận trọng khi đánh giá kinh tế Việt Nam

Hồng Dung
Hồng Dung