HSBC: Chiến dịch triển khai vắc xin là yếu tố mang lại hy vọng cho đà hồi phục của châu Á

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Theo HSBC, cuộc chiến của châu Á chống lại Covid-19 có thể còn lâu mới kết thúc nhưng việc phân phối vắc xin Covid-19 dự kiến ​​có thể làm dịu tình hình trong những tháng tới.
HSBC: Chiến dịch triển khai vắc xin là yếu tố mang lại hy vọng cho đà hồi phục của châu Á

Ấn Độ là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong năm nay khi hứng chịu làn sóng lây nhiễm thứ hai tàn khốc vì các ca bệnh tăng mạnh từ tháng 2 đến đầu tháng 5. Mặc dù con số lây nhiễm được báo cáo hàng ngày trong thời gian gần đây đã giảm đáng kể so với mức cao nhất là hơn 414.000 trường hợp một ngày, nhưng Ấn Độ vẫn báo cáo trung bình 50.000 trường hợp mỗi ngày.

Các nước như Indonesia, Malaysia và Nepal gần đây đã phải đối mặt với sự gia tăng mạnh về số ca nhiễm. Các quốc gia như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc cũng phải đối mặt với tình trạng bùng phát dịch bệnh gần đây.

“Thật dễ dàng khi nghĩ rằng chúng ta đã vượt qua tất cả, nhưng thực tế nếu nhìn vào châu Á ngoài Ấn Độ, chúng ta đang nhìn thấy số lượng ca nhiễm hàng ngày kỷ lục. Vẫn còn một số lượng lớn người bị nhiễm virus ở nhiều nơi ở Đông Nam Á và trên thực tế vẫn còn ở Ấn Độ”, Frederic Neumann, đồng trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế châu Á tại HSBC cho biết hôm thứ Tư (30/6).

Biến thể Delta

Các chuyên gia nói rằng, biến thể delta là nguyên nhân một phần gây ra sự gia tăng các ca bệnh mới được thấy ở nhiều nơi trên thế giới.

Theo các nhà phân tích từ công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group, mặc dù vẫn chưa rõ liệu biến thể có gây chết người nhiều hơn các chủng trước đó hay không, nhưng khả năng lây truyền của biến thể này đã tăng lên, đặc biệt là trong môi trường tiêm chủng thấp và ít giãn cách xã hội dẫn tới khả năng lây nhiễm cao hơn.

Các nhà phân tích của Eurasia Group cho biết: “Các quốc gia có dân số trẻ hơn và khí hậu ẩm ướt hơn có thể trải qua các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng hơn so với các đợt trước, ngay cả khi tỷ lệ người trẻ mắc bệnh nặng vẫn giữ nguyên”. Họ nói thêm rằng, nguy cơ hệ thống chăm sóc sức khỏe ở nhiều thị trường mới nổi bị quá tải ngày càng tăng.

Châu Á có khoảng cách rất xa so với Bắc Mỹ và châu Âu về tỷ lệ tiêm vắc xin. Dữ liệu cho thấy chỉ hơn 23% dân số châu Á đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin Covid-19, so với hơn 40% trở lên ở hai khu vực còn lại.

Phục hồi kinh tế

Chiến lược gia Neumann cho biết, dựa trên các thông tin công khai, HSBC dự đoán rằng nhiều quốc gia châu Á sẽ không đạt được miễn dịch cộng đồng cho đến đầu năm 2022 và sớm nhất là vào đầu năm 2022.

“Điều đó có nghĩa một số biện pháp hạn chế vẫn được áp dụng, đặc biệt là đối với việc đi lại, con đường hồi phục vẫn còn một chút gập ghềnh trong vài tháng tới”, ông cho biết.

Trong một lưu ý, chiến lược gia Neumann và các nhà phân tích khác của HSBC kỳ vọng tăng trưởng nhu cầu nội địa trong khu vực châu Á sẽ tăng mạnh trong 6 tháng tới khi việc phân phối vắc xin được đẩy mạnh.

Theo HSBC, xuất khẩu khu vực châu Á vẫn tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp sự gián đoạn vận chuyển và tắc nghẽn chuỗi cung ứng đang diễn ra.

“Ảnh hưởng từ gián đoạn chuỗi cung ứng sẽ giảm dần khi nhu cầu điều chỉnh lại đối với các dịch vụ và nhà máy sản suất trở lại theo guồng. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng đã cho thấy rằng cần phải đầu tư nhiều hơn vào năng lực sản xuất và kỳ vọng vốn đầu tư sẽ tăng cao khi khu vực này nhón chân thoát khỏi đại dịch”, các nhà phân tích của HSBC viết.

HSBC dự đoán GDP khu vực châu Á, ngoại trừ Úc và New Zealand sẽ tăng trưởng 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng trưởng 4,6% vào năm 2022.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục