HOSE: Niềm tin ở đâu?

(ĐTCK-online) - Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/3/2008, chỉ số VN-Index đạt mức 564,82 điểm, giảm 8,63 điểm, (tương đương giảm 1,5%). Tổng khối lượng giao dịch báo giá đạt 11.097.600 đơn vị với 13.946 giao dịch thành công, giảm 41,24% so với phiên giao dịch trước đó. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 521 tỷ đồng, giảm 45,79%.

Hôm qua, tại lễ kỷ niệm 3 năm thành lập Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HaSTC), diễn ra tại Hà Nội, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng một lần nữa khẳng định quyết tâm của Chính Phủ không để thị trường chứng khoán tiếp tục sụt giảm, và kiên quyết điều hành thị trường chứng khoán để đảm bảo có tăng trưởng trong năm nay.

 

Bên cạnh đó, giá vàng bất ngờ giảm mạnh khiến nhiều nhà đầu tư đang có ý định chuyển sang kênh đầu tư này sẽ chùn bước và nhiều nhà đầu tư vàng có thể sẽ quay sang chứng khoán khi mà giá cổ phiếu được cho rằng đang ở mức rẻ. Tuy nhiên những thông tin hỗ trợ như vậy dường như là chưa đủ khi mà thị trường chứng khoán đã suy giảm quá lâu, niềm tin của nhà đầu tư đang cạn dần. Một nhà đầu tư cá nhân trên sàn An Bình cho biết vừa bán hết cổ phiếu trong ngày hôm nay sau khi không thể chịu nổi mỗi ngày mất đi vài triệu đồng trong tài khoản. Anh cho biết sẽ không bao giờ quay trở lại đầu tư chứng khoán nữa dù ngày mai thị trường có tăng điểm. Dường như nhiều nhà đầu tư đang có chung một câu hỏi: niềm tin đang ở đâu?

 

Rõ ràng, niềm tin vào thị trường chứng khoán hiện nay đang rất mong manh khi mà ngay từ đầu phiên, lệnh bán vẫn nhiều hơn lệnh mua. Lượng bán SSI tiếp tục được tung ra ngay ở đầu phiên mở cửa khi có gần 2 triệu bán ATO và sàn, trong khi lượng mua chỉ có hơn 100 nghìn. Cung gấp cầu tới hơn 20 lần khiến SSI tiếp tục khớp giá sàn ngay từ đầu phiên ở mức 66.500 đồng/cổ phiếu. Như vậy, nếu tính từ thời điểm 25/12/2007 sau khi điều chỉnh giá còn 165.000 đồng/cổ phiếu thì đến ngày 20/03/2008, cổ phiếu này chỉ còn 66.500 đồng/cổ phiếu, giảm 57,58% về giá trị.

 

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index giảm 5,13 điểm, xuống 568,32 điểm (tương đương giảm 0,89%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2.939.510 đơn vị với tổng giá trị giao dịch hơn 140 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 49 mã tăng giá, 28 mã đứng giá tham chiếu, 69 mã giảm giá và 7 mã không có giao dịch. Trong đó, có 10 mã tăng trần thì hầu hết là các cổ phiếu nhỏ trừ VSH, nhưng cũng có tới 27 mã giảm sàn.

 

Sang đến đợt khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index đã có lúc tăng lên 576,41 điểm (tăng 2,96 điểm) nhưng cũng chỉ giữ được màu xanh trong khoảng vài phút hiếm hoi. Kết thúc đợt 2, chỉ số VN-Index giảm 7,98 điểm, xuống 565,47 điểm (tương đương giảm 1,39%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 9.309.160 đơn vị với tổng giá trị giao dịch hơn 440 tỷ đồng.

 

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index giảm 8,63 điểm, xuống 564,82 điểm (tương đương giảm 1,50%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 11.097.600 đơn vị với tổng giá trị giao dịch hơn 521 tỷ đồng. Nếu tính cả giao dịch thỏa thuận và trái phiếu thì tổng khối lượng giao dịch đạt 15.175.100 đơn vị, và tổng giá trị giao dịch đạt 938,135 tỉ đồng.

 

Trong tổng số 153 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE chỉ có 32 mã tăng giá, 17 mã đứng giá tham chiếu, 104 mã giảm giá. Trong đó, có 3 mã tăng trần là CLC, CYC, SFN và có tới 59 mã giảm sàn.

 

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 2 cổ phiếu tăng giá, 5 cổ phiếu giảm giá và 3 mã đứng giá. Trong đó có 2 giảm sàn là SSI và FPT. FPT giảm 5.000 đồng/cổ phiếu, (tương đương 4,20%) chỉ còn 114.000 đồng. SSI giảm 3.500 đồng/cổ phiếu, (tương đương 5,00%) chỉ còn 66.500 đồng. STB giảm 1.800 đồng/cổ phiếu, (tương đương 4,29%) chỉ còn 40.200 đồng.  PVD giảm 1.000 đồng/cổ phiếu, (tương đương 0,88%) chỉ còn 112.000 đồng. PPC giảm 500 đồng/cổ phiếu, (tương đương 1,27%) chỉ còn 39.000 đồng.  Ba mã ITA và VPL, DPM cùng giữ giá tham chiếu tương ứng là 81.500 đồng/cổ phiếu, 124.000 đồng/cổ phiếu và 51.000 đồng/cổ phiếu. VNM tăng 4.000 đồng/cổ phiếu, (tương đương 3,51%) đạt 118.000 đồng. VIC tăng 500 đồng/cổ phiếu, (tương đương 0,56%) đạt 89.000 đồng.

 

Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là CLC đạt 44.500 đồng/cổ phiếu, tăng 2.100 đồng (tương đương 4,95%) với tổng khối lượng giao dịch là 10 cổ phiếu. Cổ phiếu giảm giá mạnh nhất là ASP khi tụt xuống mức 20.900 đồng/cổ phiếu, giảm 1.100 đồng (tương đương 5,00%) với tổng khối lượng giao dịch là hơn 9 nghìn cổ phiếu.

 

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì DHG là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 6.000 đồng lên mức 168.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch gần 65 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, BMC, TCT và NTL tiếp tục là 3 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi cùng giảm sàn khi mất đi 7.000 đồng sau phiên giao dịch hôm nay.

 

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch dẫn đầu thị trường là STB với gần 2,1 triệu đơn vị được giao dịch thành công, đóng cửa ở mức 40.200 đồng/cổ phiếu, giảm 1.800 đồng (tương đương 4,29%).

 

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 69 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 903.390 đơn vị. DPM là mã được mua vào nhiều nhất với 156.280 đơn vị, tiếp theo là TDH với 97.940 đơn vị. ITA với 79.060 đơn vị. PPC với 76.280 đơn vị. VNM với 62.460 đơn vị.  

 

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

STB

 40.200

 (1.800)

-4,29%

 2.089.380

DPM

 51.000

 -

0,00%

 1.277.620

PRUBF1

 10.600

 -

0,00%

 648.330

VFMVF1

 16.500

 100

0,61%

 447.250

SSI

 66.500

 (3.500)

-5,00%

 330.970

 

 

 

 

 

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

CLC

 44.500

 2.100

4,95%

 10

CYC

 12.800

 600

4,92%

 21.830

SFN

 17.100

 800

4,91%

 3.610

VIS

 47.700

 2.100

4,61%

 2.500

TS4

 21.000

 800

3,96%

 7.100

 

 

 

 

 

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

ASP

 20.900

 (1.100)

-5,00%

 9.200

VHG

 30.400

 (1.600)

-5,00%

 25.670

LSS

 24.700

 (1.300)

-5,00%

 23.110

MCP

 24.700

 (1.300)

-5,00%

 29.270

PAC

 47.500

 (2.500)

-5,00%

 16.310

 

 

 

 

 

 

QS
QS

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,273.11 4.33 0.34% 230,739 tỷ
HNX 241.54 1.53 0.63% 2,110 tỷ
UPCOM 93.07 0.37 0.4% 1,197 tỷ