HoSE: Ngày xả hàng?

(ĐTCK-online) - Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/3/2008, chỉ số VN-Index đạt mức 573,45 điểm, giảm 14,81 điểm, (tương đương giảm 2,51%). Tổng khối lượng giao dịch báo giá đạt 18.886.110 đơn vị với 19.954 giao dịch thành công, tăng 108,61% so với phiên giao dịch trước đó. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 961 tỷ đồng, tăng 113,56%.

Những thông tin tích cực cả trong và ngoài nước ngày hôm nay đã không thể giúp thị trường chứng khoán Việt Nam có một phiên tăng trở lại như nhiều nhà đầu tư mong đợi.

Không nằm ngoài dự đoán của thị trường, ngày 18/3, FED đã quyết định cắt giảm lãi suất các khoản vay nóng giữa các ngân hàng thương mại từ 3,0% xuống 2,25%. Tuyên bố của FED nhấn mạnh họ sẵn sàng can thiệp hơn nữa vào thị trường, nếu cần, để góp phần bình ổn nền kinh tế Mỹ đang "dễ vỡ". Nhiều nhà phân tích cho rằng FED đang để ngỏ khả năng tiếp tục giảm lãi suất. Động thái này đã giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm trở lại, đồng thời giá vàng và giá dầu cũng đã hạ nhiệt.

Hôm qua 18/3/2008, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Trung tâm phát triển Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) sau lễ kết nạp diễn ra tại trụ sở của OECD ở Thủ đô Paris, Pháp. Sự kiện này cho thấy uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam ngày càng tăng và là một bước phát triển tích cực mới trong chính sách chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước ta. Thêm vào đó, cùng ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có công văn gửi các công ty chứng khoán để nghị thực hiện giao dịch thoả thuận đối với cổ phiếu giải toả thế chấp, không đưa vào hệ thống khớp lệnh, đồng thời hạn chế giao dịch bán tự doanh.

 

Mở đầu phiên giao dịch diễn ra theo chiều hướng khá thuận lợi, các mã chứng khoán không còn tình trạng giảm sàn hàng loạt như hai phiên giao dịch trước mà thêm vào đó là ở một số mã đã tăng khá mạnh. Nhiều nhà đầu tư đã dự báo thị trường sẽ đảo chiều mạnh vào cuối phiên nên đã tăng mua vào.

 

Kết thúc đợt 1 VN-Index chỉ giảm nhẹ 3,73 điểm, nhưng khối lượng giao dịch trong đợt 1 đã tăng rất mạnh, đạt hơn 6 triệu đơn vị với tổng giá trị giao dịch gần 314 tỷ đồng.

 

Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 35 mã tăng giá, 21 mã đứng giá tham chiếu, 93 mã giảm giá và 4 mã không có giao dịch là CLC, FPC, NHC và SAF. Trong đó, có 15 mã tăng trần và 39 mã giảm sàn.

 

Bắt đầu đợt khớp lệnh liên tục, VN-Index diễn ra chiều hướng tốt khi màu xanh đã trở lại ở nhiều mã cổ phiếu. Tuy nhiên càng về cuối phiên khối lượng đặt bán vẫn tiếp tục tăng mạnh khiến thị trường không thể chống đỡ nổi, nhất là ở những mã cổ phiếu có ảnh hưởng lớn đến thị trường như SSI, STB và DPM. Đến 10h00, tổng khối lượng khớp lệnh của SSI đã là hơn 1,4 triệu cổ phiếu, hai mã STB và DPM có gần 1 triệu cổ phiếu được khớp lệnh. Như vậy là dù lượng cầu có tăng lên do tâm lý lạc quan nhờ những thông tin tích cực trên cũng bị đánh bại bởi lượng cung quá lớn đang chờ sẵn. Thị trường không thể phục hồi như nhiều người dự báo lúc cuối đợt 1. Một chuyên gia nhận định có khả năng lượng cung lớn hôm nay chính là của các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán tranh thủ xả hàng trước khi bị hạn chế bởi đề nghị của UBCK sắp tới.

 

Kết thúc đợt 2, chỉ số VN-Index giảm 13,33 điểm, xuống 574,93 điểm (tương đương giảm 2,27%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 17.072.940 đơn vị với tổng giá trị giao dịch hơn 883 tỷ đồng.

 

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index giảm 14,81 điểm, xuống 573,45 điểm (tương đương giảm 2,51%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 18.886.110 đơn vị với tổng giá trị giao dịch hơn 961 tỷ đồng. một lần nữa VN-Index lại có thêm đáy mới trong đợt sụt giảm. Nếu tính cả giao dịch thỏa thuận và trái phiếu thì tổng khối lượng giao dịch ngày hôm nay đạt 27.939.650 đơn vị với tổng giá trị giao dịch là 1.839.149 tỉ đồng.

 

Trong tổng số 153 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 20 mã tăng giá, 13 mã đứng giá tham chiếu, 120 mã giảm giá. Trong đó, có 3 mã tăng trần là ANV, BTC và SAV nhưng số mã giảm sàn đã tăng lên 74 mã.

 

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 2 cổ phiếu tăng giá, 7 cổ phiếu giảm giá và 1 mã đứng giá là VIC. Trong đó có 3 giảm sàn là SSI, FPT và ITA.

 

Hai mã tăng giá là VNM tăng 2.000 đồng/cổ phiếu, (tương đương 1,79%) đạt 114.000 đồng và PVD tăng 2.000 đồng/cổ phiếu, (tương đương 1,80%) đạt 113.000 đồng. VIC là mã duy nhất đứng giá tham chiếu ở 88.500 đồng. Trong khi đó FPT giảm 6.000 đồng/cổ phiếu, (tương đương 4,80%) chỉ còn 119.000 đồng. ITA giảm 4.000 đồng/cổ phiếu, (tương đương 4,68%) chỉ còn 81.500 đồng. SSI giảm 3.500 đồng/cổ phiếu, (tương đương 4,76%) chỉ còn 70.000 đồng. STB giảm 2.100 đồng/cổ phiếu, (tương đương 4,76%) chỉ còn 42.000 đồng. VPL giảm 2.000 đồng/cổ phiếu, (tương đương 1,59%) chỉ còn 124.000 đồng. PPC giảm 1.700 đồng/cổ phiếu, (tương đương 4,13%) chỉ còn 39.500 đồng. DPM giảm 1.500 đồng/cổ phiếu, (tương đương 2,86%) chỉ còn 51.000 đồng.

 

Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là SAV đạt 32.300 đồng/cổ phiếu, tăng 1.500 đồng (tương đương 4,87%) với tổng khối lượng giao dịch là hơn 9 nghìn cổ phiếu. Cổ phiếu giảm giá mạnh nhất là HAS khi tụt xuống mức 25.100 đồng/cổ phiếu, giảm 2.000 đồng (tương đương 7,38%) với tổng khối lượng giao dịch là gần 88 nghìn cổ phiếu. Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì DHG là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 5.000 đồng lên mức 162.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch hơn 74 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, BMC, NTL và TCT tiếp tục là 3 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi cùng mất đi 7.000 đồng sau phiên giao dịch sáng nay.

 

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch dẫn đầu thị trường là STB với gần 4 triệu đơn vị được giao dịch thành công, đóng cửa ở mức 42.000 đồng/cổ phiếu, giảm 2.100 đồng (tương đương 4,76%). Các cổ phiếu như DPM và SSI cũng có tới 2,3 triệu cổ phiếu và 1,8 triệu cổ phiếu được khớp lệnh. Ngoài ra, phải kể đến một lượng lớn cổ phiếu SSI vẫn nằm chờ ở đợt giao dịch thỏa thuận mà chưa có người mua.

 

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 73 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 1328940 đơn vị. ANV là mã được mua vào nhiều nhất với 150.000 đơn vị giúp cổ phieúe này đóng cửa ở giá trần là 62.000 đồng/cổ phiếu. Các mã tiếp theo được nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều là PVD với 118.430 đơn vị, HPG với 98.780 đơn vị, PPC với 97.990 đơn vị và DPM với 80.540 đơn vị.

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

STB

 42.000

 (2.100)

-4,76%

 3.995.780

DPM

 51.000

 (1.500)

-2,86%

 2.308.980

SSI

 70.000

 (3.500)

-4,76%

 1.843.670

PRUBF1

 10.600

 100

0,95%

 760.070

VFMVF1

 16.400

 (700)

-4,09%

 752.320

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

SAV

 32.300

 1.500

4,87%

 8.700

BTC

 56.000

 2.500

4,67%

 1.070

VHC

 34.800

 1.500

4,50%

 42.960

SAF

 33.300

 1.400

4,39%

 520

ANV

 62.000

 2.500

4,20%

 173.220

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

HAS*

 25.100

 (2.000)

-7,38%

 87.950

HTV**

 24.500

 (1.300)

-5,04%

 46.170

SBT

 15.200

 (800)

-5,00%

 191.760

TPC

 26.600

 (1.400)

-5,00%

 28.490

DXV

 17.100

 (900)

-5,00%

 59.710

HAS*: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2/2007: 700 đồng/cổ phiếu (7%).
HTV**: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2/2007: 600 đồng/cổ phiếu (6%).

Q.S
Q.S

Tin cùng chuyên mục