HoREA cho rằng, dự thảo thuế tài sản cần được xem xét tổng thể trong việc cấu trúc lại hệ thống và chính sách thuế một cách đồng bộ, để tránh tình trạng tận thu, hoặc thuế chồng thuế.
Theo HoREA, chỉ nên thực hiện cơ chế thí điểm nếu mục đích nhằm tăng thêm "quyền", "quyền lợi", hoặc làm giảm bớt đi "nghĩa vụ", hoặc "trách nhiệm" đối với đối tượng bị tác động.
Việc thực hiện cơ chế thí điểm đánh thuế tài sản mà chỉ áp dụng trên địa bàn TP.HCM sẽ làm tăng nghĩa vụ nộp thuế và làm giảm thu nhập thực tế. Việc này sẽ gây tác động bất lợi trong các tầng lớp dân cư, có thể dẫn đến sự dịch chuyển về dân cư, cũng như dòng vốn đầu tư đến các tỉnh, thành phố khác và sẽ tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản TP.HCM.
Ngoài ra, theo HoREA, khi xây dựng luật thuế tài sản, thuế nhà, đất vào thời điểm sau năm 2020, thì cần phù hợp với điều kiện thực tiễn. Cụ thể, chưa nên đánh thuế đối với nhà cấp 4 trở xuống ở nông thôn, hoặc người chỉ có 1 nhà để ở, nhà có giá trị dưới 1 tỉ đồng ở đô thị, hoặc nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư.
Hotline Báo Đầu tư Bất động sản: 0966.43.45.46 Email:dautubatdongsan.vir@gmail.com