Báo cáo tìm ra gần 200 loại mã độc trong các mẫu vật thu thập để khảo sát. Trong số chúng, trojans là hình thái phổ biến với các hiểm họa mạng với tổng cộng 79 loại khác biệt.
Chúng cũng chiếm 51% tổng số phần mềm độc hại được nhúng trong phần mềm giả mạo tải về. Việc gắn trojans vào phần mềm lậu sẽ giúp tội phạm mạng dễ dàng hơn trong tấn công máy tính cá nhân.
Khi trojans hoạt động trên máy tính bị nhiễm, nó sẽ cài đặt một cửa hậu (backdoor) cho tin tặc truy cập và chỉ huy thiết bị.
"Phần mềm giả mạo là bộ truyền mã độc hiệu quả vì tội phạm mạng có thể giả mạo và nhúng các mã độc cùng các tệp tin tự động hoặc được sử dụng để cài đặt.
Điều này làm tăng đáng kể khả năng mã độc đang được chạy trên các máy tính và lây lan xa hơn trong mạng", tiến sĩ Biplab cho biết.
Một trong những điều cảnh báo quan trọng nhất từ nghiên cứu này là người dùng gặp phải rất nhiều nguy cơ khi ghé vào các trang web cho tải về phần mềm giả mạo.
Báo cáo chỉ ra rằng 100% các trang web cung cấp phần mềm có cửa sổ pop-up đều có những quảng cáo vô cùng đáng ngờ, trong đó phần lớn là quảng cáo khiêu dâm.
Hơn thế, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra những hiểm họa khi tải về và cài đặt các phần mềm giả mạo trên các máy kết nối mạng ngang hàng (peer-to-peer) và 34% trong số đó có hiệu lực tức thì khi người dùng mở.
"Việc thiết lập một nền tảng vững chắc cho hệ mạng lành mạnh là yếu tố sống còn đối với sự thành công của bất kỳ hành trình chuyển đổi kỹ thuật số nào.
Các doanh nghiệp phải nhận ra rằng an ninh mạng không chỉ là bảo vệ tài sản trực tuyến, mà còn là một cơ hội kinh doanh quan trọng.
Nếu muốn phát triển, bạn cần loại bỏ các hoạt động ảnh hưởng đến bảo mật doanh nghiệp như sử dụng phần mềm giả mạo", ông Daryl Pereira, Giám đốc an ninh mạng, KPMG Singapore khuyến nghị.