Theo World Data Lab, tầng lớp trung lưu nhằm chỉ những hộ gia đình có chi tiêu bình quân đầu người từ 11 - 110 USD mỗi ngày sẽ lên tới khoảng 3,75 tỷ người trong năm nay. Tầng lớp trung lưu dự kiến sẽ tiếp tục phát triển đến năm 2030 với những quốc gia đông dân nhất như Ấn Độ và Trung Quốc sẽ thêm khoảng 3/4 tỷ người dân hai quốc gia này vào tầng lớp trung lưu.
Ngoài các quốc gia đông dân nhất thế giới, đây là nơi mà tầng lớp trung lưu toàn cầu được dự báo sẽ tăng mạnh nhất trong thập kỷ tới, dữ liệu theo bảng dưới đây:
Bảng dự báo người trung lưu trong một thập kỷ tới |
Các nước đóng góp lớn nhất vào tầng lớp trung lưu cũng ở châu Á, bao gồm các quốc gia như Indonesia - được dự báo sẽ có tầng lớp trung lưu lớn thứ tư thế giới vào năm 2030, vượt qua Nga và Nhật Bản - và Bangladesh, một quốc gia đông dân bằng Iowa, có thể tăng thứ hạng nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào với dự báo sẽ tăng từ vị trí 28 lên vị trí thứ 11, với hơn 50 triệu người tiêu dùng trung lưu.
Theo nghiên cứu, các quốc gia châu Á đã chiếm hơn một nửa tầng lớp trung lưu trên thế giới, nhưng họ chỉ chiếm 41% chi tiêu tiêu dùng của nhóm đó. Tỷ lệ này sẽ vượt quá 50% vào năm 2032.
Theo World Data Lab, Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ được dự đoán sẽ giữ được ba thứ hạng hàng đầu với tư cách là những quốc gia có dân số trung lưu lớn nhất. Mặt khác, tăng trưởng dân số chậm hoặc âm ở một số nền kinh tế tiên tiến sẽ dẫn đến việc thu hẹp tầng lớp trung lưu ở các nước như Nhật Bản, Đức, Ý và Ba Lan.