Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2021: Nước Mỹ đã trở lại

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2021 đã kết thúc với nhiều yếu tố được đề cập và thông qua.

“Chúng tôi, các nhà lãnh đạo của Nhóm G7 đã gặp nhau tại Cornwall vào ngày 11/6 đến 13/6/2021 để quyết tâm đánh bại Covid-19 và xây dựng trở lại tốt hơn. Chúng tôi tưởng nhớ tất cả những người đã bị mất vì đại dịch và tri ân những người vẫn đang nỗ lực vượt qua nó. Lấy cảm hứng từ tấm gương cộng tác của họ và quyết tâm, chúng tôi tập hợp đoàn kết lại theo nguyên tắc đã mang chúng tôi lại với nhau ban đầu, rằng niềm tin chung và trách nhiệm chung là nền tảng của sự lãnh đạo và thịnh vượng”, theo thông cáo của G7.

"Chúng tôi sẽ tìm cách thúc đẩy chương trình nghị sự mở này với sự cộng tác của các quốc gia khác và trong hệ thống dựa trên quy tắc đa phương. Đặc biệt, chúng tôi mong muốn được hợp tác cùng với G20 và với tất cả các tổ chức quốc tế có liên quan để đảm bảo một môi trường sạch hơn, xanh hơn, tự do hơn, tương lai công bằng và an toàn hơn cho con người và hành tinh của chúng ta", theo thông cáo của G7.

Kết thúc hội nghị, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nói với các phóng viên: “Chúng tôi vừa kết thúc một cuộc họp cộng tác và có hiệu quả bất thường. Các lãnh đạo đều hiểu mức độ nghiêm trọng cũng như những thách thức mà chúng ta phải đối mặt cũng như trách nhiệm của các nền dân chủ đáng tự hào của chúng ta trong việc phát triển và mang lại cho phần còn lại của thế giới. Đó là tất cả những gì G7 hướng tới”.

Tổng thống Biden cho biết "chấm dứt đại dịch" và "duy trì sự hỗ trợ mạnh mẽ" cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu bao trùm là ưu tiên hàng đầu của các quốc gia tại hội nghị thượng đỉnh.

"Chúng tôi biết rằng chúng tôi không thể đạt được cái này nếu không có cái kia, đó là lý do tại sao chúng tôi phải đối phó với đại dịch để có thể đối phó với sự phục hồi kinh tế", Tổng thống Biden nói.

Dưới đây là một số thông tin đáng chú ý trong ngày cuối cùng của Hội nghị Thượng đỉnh G7.

Ông Joe Biden, Tổng thống Mỹ

Ông Joe Biden, Tổng thống Mỹ

Nước Mỹ đã trở lại

Tổng thống Biden đã sử dụng cuộc họp báo đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình để gửi một thông điệp rõ ràng tới phần còn lại của thế giới rằng "nước Mỹ đã trở lại".

"Tôi đã truyền đạt cho từng bộ phận trong nhóm G7 của mình rằng, Mỹ sẽ làm phần việc của chúng ta, nước Mỹ đã trở lại", Tổng thống Biden nói tại một cuộc họp báo từ sân bay Newquay ở Cornwall (Anh).

"Việc thiếu sự tham gia trong quá khứ và sự tham gia đầy đủ đã được nhận thấy đáng kể không chỉ bởi các nhà lãnh đạo của các quốc gia đó, mà còn bởi những người dân ở các nước G7. Mỹ đang quay trở lại công việc dẫn đầu thế giới cùng với các quốc gia. Tôi rất hài lòng với kết quả của toàn bộ hội nghị", Tổng thống Biden cho biết.

“Điểm mấu chốt là, tôi nghĩ rằng chúng tôi đã làm được một số điều trong việc thiết lập lại sự tín nhiệm của người Mỹ giữa những người bạn thân thiết nhất và các giá trị của chúng tôi”, Tổng thống Biden cho biết.

Ông Boris Johnson, Thủ tướng Anh

Ông Boris Johnson, Thủ tướng Anh

Các quốc gia G7 cam kết cung cấp hơn 1 tỷ liều vắc xin Covid-19 cho phần còn lại của thế giới

Thủ tướng Anh Boris Johnson đã xác nhận tại một cuộc họp báo vào hôm Chủ Nhật (13/6) rằng, các nhà lãnh đạo G7 đã cam kết cung cấp hơn 1 tỷ liều vắc xin Covid-19 cho phần còn lại của thế giới thông qua hình thức trực tiếp hoặc qua COVAX.

"Một tuần trước, tôi đã đề nghị các nhà lãnh đạo G7 giúp đỡ trong việc chuẩn bị và cung cấp liều lượng chúng tôi cần tiêm chủng cho toàn thế giới vào cuối năm 2022. Tôi rất vui mừng thông báo rằng các nhà lãnh đạo cuối tuần này đã cam kết cung cấp hơn 1 tỷ liều vắc xin thông qua hình thức tài trợ trực tiếp hoặc thông qua COVAX. Con số đó bao gồm 100 triệu từ Anh, tới các quốc gia nghèo nhất thế giới, đây là một bước tiến lớn khác trong việc tiêm chủng cho thế giới", Thủ tướng Anh cho biết hôm 13/6.

Phát biểu về vắc xin Oxford-AstraZeneca Covid-19 tại cuộc họp báo, Thủ tướng Anh cho biết, “Ngày nay hơn nửa tỷ người được an toàn vì sự phát triển và sản xuất vắc xin đó”.

"Điều mà G7 cần làm là chứng minh lợi ích của dân chủ, tự do và nhân quyền cho phần còn lại của thế giới. Chúng ta có thể đạt được điều đó thông qua lịch sử y học. Chúng ta có thể làm điều đó bằng cách cùng nhau ngăn chặn sự tàn phá mà đại dịch gây ra", ông nói thêm.

Ông Joe Biden, Tổng thống Mỹ

Ông Joe Biden, Tổng thống Mỹ

G7 kêu gọi nghiên cứu mới về nguồn gốc của Covid-19 và bày tỏ quan ngại về Trung Quốc

Các nhà lãnh đạo thế giới tham dự G7 đã đưa ra lời kêu gọi thực hiện một nghiên cứu mới về nguồn gốc của Covid-19 sau khi một báo cáo ban đầu được cho là thiếu sót vì Bắc Kinh từ chối hợp tác.

G7 cũng đồng ý trong một tuyên bố cuối cùng là lên tiếng chống lại tình trạng vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc.

G7 đã chỉ ra Nga là nơi chứa chấp các mạng lưới đã tiến hành các cuộc tấn công bằng ransomware tàn phá các hệ thống quan trọng. G7 nói rằng, các quốc gia phải làm nhiều hơn để giải quyết hoạt động tội phạm trong biên giới của họ.

G7 cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo tham khảo ý kiến ​​lẫn nhau để tìm cách chống lại các hành vi lạm dụng kinh tế.

Người biểu tình tuần hành với biểu ngữ ở St Ives (Úc) vào ngày 11/6

Người biểu tình tuần hành với biểu ngữ ở St Ives (Úc) vào ngày 11/6

Các nhà lãnh đạo G7 sẽ đồng ý cắt hỗ trợ than bẩn vào cuối năm nay

Các nhà lãnh đạo G7 cho biết vào Chủ nhật (13/6) rằng, họ sẽ ngừng tất cả hỗ trợ trực tiếp của chính phủ mới cho than vào cuối năm nay, trừ khi than được "làm sạch" thông qua quá trình khử cacbon.

Than là nhiên liệu hóa thạch bẩn nhất và là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra biến đổi khí hậu. Các nhà lãnh đạo G7 dự kiến ​​sẽ thông báo rằng họ sẽ giảm ít nhất một nửa lượng khí thải carbon vào năm 2030 so với mức năm 2010, và việc cắt giảm lượng than có thể giúp đạt được mục tiêu đó.

Tuy nhiên, một số nhà khoa học và nhà môi trường cảnh giác với những tuyên bố về nhiên liệu hóa thạch “sạch” và cho rằng thế giới nên chuyển đổi hoàn toàn sang năng lượng tái tạo.

Nhà Trắng cho biết trong một tuyên bố rằng, các nhà lãnh đạo G7 đã đồng ý “hành động cụ thể” để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của thế giới từ than đá sang các nguồn năng lượng sạch hơn.

Thông báo này sẽ đi kèm với kế hoạch cơ sở hạ tầng toàn cầu xanh - “Xây dựng trở lại tốt hơn cho thế giới” - được đưa ra như một giải pháp thay thế cho chương trình Vành đai và Con đường đang phát triển của Trung Quốc.

Tuyên bố của Nhà Trắng cho biết, Canada, Đức, Anh và Mỹ sẽ cung cấp tới 2 tỷ USD để hỗ trợ các Quỹ Đầu tư Khí hậu để hỗ trợ quá trình chuyển đổi từ than sang các nước đang phát triển.

Nhà máy điện chu trình hỗn hợp khí hóa tích hợp Nakoso IGCC Power GK đặt tại Iwaki, tỉnh Fukushima, Nhật Bản.

Nhà máy điện chu trình hỗn hợp khí hóa tích hợp Nakoso IGCC Power GK đặt tại Iwaki, tỉnh Fukushima, Nhật Bản.

Thời gian khó khăn về vấn đề khí hậu khi các nhà lãnh đạo G7 thiết lập quan điểm cho một thập kỷ quan trọng

Chưa bao giờ biến đổi khí hậu lại nổi bật trong chương trình nghị sự của G7. Tuy nhiên, thế giới chưa bao giờ ở thời điểm quan trọng để hành động trước mối đe dọa hiện hữu này.

Bất chấp đại dịch Covid-19 đã khiến phần lớn nền kinh tế toàn cầu rơi vào bế tắc trong 18 tháng qua, lượng khí thải carbon vẫn ở mức cao nhất mọi thời đại.

Mỹ, Anh và EU vào tháng 4 đều đã nâng mục tiêu cắt giảm lượng khí thải carbon và các khí nhà kính khác vào năm 2030. Các nhà khoa học nói rằng lượng khí thải cần phải giảm một nửa trong thập kỷ này để giữ cho sự nóng lên toàn cầu không phá vỡ ngưỡng 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp.

Đã đến lúc khó khăn về khí hậu và định hướng mà các nhà lãnh đạo G7 đặt ra hôm nay cho thập kỷ quan trọng này sẽ là một trong những định hướng quan trọng nhất trong lịch sử đối với tương lai của hành tinh chúng ta.

Bên cạnh đó, G7 cũng cam kết hỗ trợ cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển. Tổng thống Biden cho biết, G7 đã đồng ý giúp đáp ứng nhu cầu hơn 40.000 tỷ USD hiện có đối với cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển.

Tổng thống Biden cũng cho biết, G7 sẽ cung cấp và hỗ trợ các dự án trong bốn lĩnh vực chính: khí hậu, y tế, công nghệ kỹ thuật số và bình đẳng giới.

"Chúng tôi tin rằng điều đó tốt cho các quốc gi, tốt cho toàn thế giới và đại diện cho các giá trị mà nền dân chủ của chúng ta đại diện chứ không phải chuyên quyền mà không tạo ra giá trị", Tổng thống Biden nói.

Hạc Hiên
Theo CNN

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục