Hội đồng quản trị không thống nhất, ai là người đứng ra triệu tập ĐHCĐ?

(ĐTCK) Hai nhóm này không đồng thuận trong việc quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của hội đồng quản trị, bao gồm cả việc triệu tập họp đại hội đồng cổ đông thì ai sẽ là người đứng ra triệu tập họp đại hội?
Hội đồng quản trị không thống nhất, ai là người đứng ra triệu tập ĐHCĐ?

Câu hỏi: Tại công ty mà tôi đầu tư, trước khi tổ chức họp đại hội đồng cổ đông thường niên, chủ tịch hội đồng quản trị từ nhiệm và không tham gia vào các quyết định của hội đồng quản trị, 4 thành viên còn lại chia làm 2 nhóm (2 thành viên bên trong công ty và 2 thành viên đại diện cho nhóm cổ đông ngoài công ty).

Hai nhóm này không đồng thuận trong việc quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của hội đồng quản trị, bao gồm cả việc triệu tập họp đại hội đồng cổ đông. Xin hỏi, theo quy định của pháp luật, ai sẽ là người đứng ra triệu tập họp đại hội?

Nguyễn Thị Thùy Dương, Chuyên viên Tư vấn quản trị doanh nghiệp phụ trách EzGSM (Đại hội đồng cổ đông trực tuyến), Công ty Chứng khoán FPT:

Theo quy định tại Điểm m, Khoản 2, Điều 149, Luật Doanh nghiệp 2014 - Hội đồng quản trị có quyền: "Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp đại hội đồng cổ đông, hoặc lấy ý kiến để đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định".

Trong trường hợp này, hội đồng quản trị không thống nhất và bầu ra được chủ tịch hội đồng quản trị thay thế, dẫn đến việc hội đồng quản trị chia làm 2 nhóm và không đứng ra triệu tập đại hội đồng cổ đông, nếu quá thời hạn tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên (Khoản 2, Điều 136, Luật Doanh nghiệp 2014 - Thẩm quyền triệu tập họp đại hội đồng cổ đông: "Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn 4 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính) thì ban kiểm soát có thể thay mặt hội đồng quản trị triệu tập họp; trường hợp ban kiểm soát không tiến hành triệu tập họp đại hội đồng cổ đông thì cổ đông sở hữu từ 10% trong thời hạn liên tục 6 tháng hoặc tỷ lệ khác do điều lệ công ty quy định sẽ đứng ra triệu tập họp theo quy định tại Khoản 5 và Khoản 6, Điều 136, Luật Doanh nghiệp.

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục