Hàng tồn kho đã bắt đầu bình thường hóa nhưng các công ty sản xuất thiết bị kinh doanh đắt tiền và hàng tiêu dùng lâu bền đang bị ảnh hưởng bởi chi phí đi vay cao do lãi suất tăng mạnh nhất trong bốn thập kỷ.
Các nhà sản xuất Mỹ đã báo cáo hoạt động kinh doanh sụt giảm tháng thứ 14 liên tiếp trong tháng 12, đây cũng là chu kỳ kinh doanh chậm lại dài nhất kể từ cuộc suy thoái năm 2001 và đầu những năm 1990.
Chỉ số sản xuất PMI của Mỹ đã tăng nhẹ lên 47,4 trong tháng 12 từ mức 46,7 trong tháng 10. Nhưng chỉ số này đã ở dưới ngưỡng 50 (ngưỡng phân chia giữa mở rộng và thu hẹp kể) từ tháng 11/2022.
Do đó, số tháng có PMI dưới 50 đang có nhiều điểm tương đồng với một cuộc suy thoái (thường là 11 tháng trở lên) so với sự tăng trưởng chậm lại (thường là 10 tháng hoặc ít hơn).
Trong khi đó, cuộc suy thoái trong sản xuất công nghiệp đã kéo dài hơn và sâu hơn đáng kể ở châu Âu và Trung Quốc.
Tại khu vực đồng euro, chỉ số sản xuất PMI đã ở dưới mức 50 trong 18 tháng liên tiếp và kết thúc năm 2023 ở mức 44,4.
Tại Trung Quốc, chỉ số PMI đã ở dưới mức 50 trong 16 tháng trong 22 tháng qua và kết thúc năm ở mức 49.
Suy thoái công nghiệp toàn cầu đã làm suy giảm thương mại hàng hóa xuyên biên giới và giảm phần lớn sức nóng từ giá cước vận tải. Nhưng nó cũng đã kìm hãm sự tăng trưởng trong tiêu thụ dầu, khí đốt và điện, giảm bớt một số áp lực lên các hệ thống năng lượng đang bị quá tải.
Áp lực giảm giá hàng hóa, giá cước vận chuyển hàng hóa và năng lượng đã thúc đẩy phần lớn sự sự sụt giảm của lạm phát ở các nền kinh tế lớn trong năm qua.
Lãi suất cao hơn đã có tác động khác biệt, với tác động lớn hơn và trực tiếp hơn đến lĩnh vực hàng hóa của nền kinh tế so với lĩnh vực dịch vụ.
Nếu tình trạng suy thoái công nghiệp vẫn tiếp diễn, lạm phát giảm tốc cuối cùng sẽ tạo không gian cho Cục Dự trữ liên bang (Fed) và các ngân hàng trung ương khác bắt đầu cắt giảm lãi suất trong suốt năm 2024.
Nguyên nhân chính của sự không chắc chắn là điều gì sẽ xảy ra nếu lãi suất thấp hơn khiến chi tiêu hàng hóa phục hồi và thắt chặt chuỗi cung ứng trở lại, và điều gì sẽ xảy ra nếu lạm phát ở khu vực dịch vụ ngày càng gia tăng.
Hệ thống năng lượng không còn nhiều công suất dự phòng để tạo điều kiện tăng trưởng nhanh hơn (tồn kho dầu diesel ở tất cả các nền kinh tế tiêu thụ lớn và đặc biệt là Mỹ ở mức thấp).
Do đó, thách thức đối với các ngân hàng trung ương lớn là cắt giảm lãi suất bao xa và nhanh đến mức nào mà không làm tái phát lạm phát.
Thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách ngày 19/3 và 20/3 và sau đó có thêm 5 lần cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào cuối năm nay. Nhưng việc nới lỏng chính sách tiền tệ mạnh mẽ như vậy sẽ chỉ có thể thực hiện được nếu tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng ngành hàng hóa chậm lại.
Triển vọng ảm đạm đối với hoạt động sản xuất cũng giải thích tại sao giá dầu tiếp tục trượt dốc ngay cả khi thị trường đang đặt cược vào việc cắt giảm lãi suất sớm hơn, mạnh mẽ hơn và Ả Rập Xê Út cùng các đồng minh OPEC+ đã cố gắng hỗ trợ giá dầu bằng cách cắt giảm sản lượng.