Hoa khôi tuần qua: Ấn tượng cổ phiếu dược

(ĐTCK) Nhóm cổ phiếu dược được đánh giá có tính ổn định, nhưng tuần qua, lại bất ngờ tăng mạnh.
Hoa khôi tuần qua: Ấn tượng cổ phiếu dược

Theo xu hướng trước đây, nhóm cổ phiếu có mức tăng trưởng mạnh trong tuần thường là các cổ phiếu nhỏ và vừa, bởi sự tăng giảm giá nhẹ cũng khiến biến động lớn. Tuy nhiên, tuần chuyển giao năm mới và năm cũ, nhóm cổ phiếu dược đã tăng khá ấn tượng. Trong top 10 mã có mức biến động tăng trưởng lớn nhất sàn HOSE thì có 2 mã thuộc nhóm dược phẩm.

DMC được mệnh danh là hoa khôi trên sàn HOSE với mức biến động 12,73%. Trong tuần qua, chỉ có 1 phiên giảm và 3 phiên tăng, trong đó có 2 phiên tăng trần đã kéo giá cổ phiếu DMC từ 47.200 đồng/Cp (giá mở cửa phiên 30/12) lên 54.000 đồng/Cp (giá đóng cửa phiên 3/1).

Mặc dù thanh khoản DMC chưa cao, nhưng theo thống kê trong tháng 12, giá cổ phiếu DMC cũng khá ổn định, không có phiên nào bị kéo giảm sàn hay tăng trần.

Ngoài nguyên nhân là cổ phiếu cơ bản có nền tảng tốt, thì trong tuần qua, DMC không đón nhận thêm thông tin nào giúp giá cổ phiếu có mức tăng trưởng đột biến.

10 cổ phiếu tăng mạnh nhất trên HOSE tuần qua

Giá ngày 3/1

Giá ngày 30/12

Biến động (%)

DMC

54.000

47.900

12,73

TYA

8.300

7.400

12,16

SSC

46.500

41.500

12,05

VLF

6.600

6.000

10

SBA

8.200

7.500

9,33

CTD

54.500

49.900

9,22

HCM

25.500

23.400

8,97

VHG

7.600

7.000

8,57

DCL

25.400

23.400

8,55

VRC

5.200

4.800

8,33

Trước đó, theo báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2013, 9 tháng đầu năm nay, doanh thu thuần DMC đạt 1.006 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 74,97 tỷ đồng. Với kết quả này, lợi nhuận mới chỉ hoàn thành 71,4% kế hoạch cả năm, tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2012 tăng trưởng hơn 10,4%. Đầu tháng 12 qua, Công ty cũng vừa thanh toán cổ tức đợt 1/2013 bằng tiền mặt với tỷ lệ 15%.

10 cổ phiếu giảm mạnh nhất trên HOSE tuần qua

Giá ngày 3/1

Giá ngày 30/12

Biến động (%)

KAC

8.400

10.300

-18,45

VNG

4.500

5.200

-13,46

RDP

14.700

16.700

-11,98

PGI

8.700

9.800

-11,22

NVN

2.600

2.900

-10,35

VOS

4.200

4.600

-8,7

HLA

4.500

4.900

-8,16

PXM

1.200

1.300

-7,69

VNH

4.900

5.300

-7,55

ASIAGF

8.400

9.000

-6,67

Tại thời điểm 30/9/2013, DMC có vốn chủ sở hữu 623,784 tỷ đồng trên vốn điều lệ hơn 178 tỷ đồng, trong đó, thặng dư vốn cổ phần lên tới 229,515 tỷ đồng, quỹ đầu tư phát triển 128,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt 69,744 tỷ đồng.

Bên  cạnh đó, cuối tháng 10/2013, DMC cũng đã thống nhất thông qua các hợp đồng giao dịch đã ký kết với CFR International SPA (CFR) và accs công ty trực CFR, đồng thời cho phép DMC được tiếp tục ký kết với đối tác này trong quá trình sản xuất kinh doanh với phương thức hợp tác đôi bên cùng có lợi. CFR là một trong 2 cổ đông lớn nhất của DMC (ngoài ra còn SCIC), nắm giữ 45,94% vốn điều lệ của DMC.

10 cổ phiếu tăng mạnh nhất trên HNX tuần qua

Giá ngày 30/12

Giá ngày 3/1

Biến động (%)

TIG

6.900

8.200

18,84

BKC

11.200

13.000

16,071

TJC

3.800

4.400

15,79

SMT

13.000

15.000

15,38

HAT

31.500

36.000

14,29

S12

4.400

5.000

13,64

LO5

3.700

4.200

13,51

DL1

6.800

7.700

13,24

CJC

17.300

19.500

12,72

KSD

3.200

3.600

12,5

Gần đây, vào 19/12/2013, DMC đã thông qua phương án phát hành 8,9 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 2:1 từ nguồn thặng dư vốn cổ phần.

Ngoài DMC, DCL cũng là cái cổ phiếu dược đáng nhắc đến trong tuần qua. Với mức tăng trưởng 8,55%, giá cổ phiếu DCL đã tăng từ 23.400 đồng/CP (giá mở cửa ngày 30/12), lên 25.400 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 3/1).

Trái lại, TAG lại gây chú ý bởi đà đi xuống. Trong 4 phiên giao dịch của tuần này, có 1 phiên cổ phiếu này đứng nguyên giá vì không khớp được đơn vị nào và có tới 3 phiên giảm sàn. Khối lượng khớp lệnh trong các phiên đè giá TAG khá thấp, chỉ khoảng 200-300 cổ phiếu. Như vậy, với số tiền bỏ ra trong tuần chưa đến 30 triệu đồng, cổ phiếu TAG đã bị kéo giảm từ 50.000 đồng/CP (giá mở cửa ngày 30/12) xuống 36.500 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 3/1).

10 cổ phiếu giảm mạnh nhất trên HNX tuần qua

Giá ngày 30/12

Giá ngày 3/1

Biến động (%)

TAG

50.000

36.500

-27

SD7

13.500

11.100

-17,78

MMC

3.400

2.800

-17,65

VMC

16.200

13.500

-16,67

LM3

3.400

2.900

-14,71

QCC

2.300

2.000

-13,04

MCO

3.400

3.000

-11,76

BXH

10.300

9.100

-11,65

S99

6.300

5.600

-11,11

TET

11.200

10.000

-10,71

Nguyên nhân chính kéo đà giảm kỷ lục của TAG có thể là do kết quả kinh doanh của Công ty. Theo thông báo chính thức, hiện Công ty vẫn chưa có báo cáo kết quả kinh doanh quý IV và lũy kế cả năm 2013. Còn theo báo cáo tài chính quý III/2013, TAG đạt 482,64 tỷ đồng tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế âm gần 11,42 tỷ đồng. Đây là một kết quả khá bất ngờ, bởi lợi nhuận của TAG luôn được giữ bởi con số dương.

Tuần qua cũng chính là tuần mà Tập đoàn NOJIMA (Nhật Bản) đã bỏ ra hơn 32 tỷ đồng để mua thỏa thuận 652.580 cổ phiếu quỹ của TAG. Nhờ đó, tổ chức này đã trở thành cổ đông lớn của Công ty với lượng sở hữu 5,58% vốn.

Biến động của cổ phiếu dược trên HOSE

Giá ngày 30/12

Giá ngày 3/1

Biến động (%)

DMC

54,000

47,900

12,73

DCL

25,400

23,400

8,55

TRA

86,500

84,000

2,98

IMP

37,600

37,600

0

DHG

114,000

114,000

0

OPC

65,000

65,000

0

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu PVX được mệnh danh là hoa khôi không vương miện tuần trước sang tuần này từ 30/12-3/1 đã giảm nhiệt chỉ còn tăng trưởng 6,67%. Còn SHN, được mệnh danh là cổ phiếu phi mã khi tăng trần trong nhiều tuần liên tiếp và có mức biến động cao nhất trong tuần trước với 50%. Sau khi bị chốt lời mạnh, SHN đã lấy lại phong độ thường có với 2 phiên tăng trần liên tiếp, bù đắp hoàn toàn những gì đã mất bởi 2 phiên giảm sàn trước đó.

Thanh Thúy
Thanh Thúy

Tin cùng chuyên mục