Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 31/5 đến ngày 29/6/2022, theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh qua sàn chứng khoán. Nếu giao dịch thành công, ông Hữu Tu sẽ giảm sở hữu tại DGC từ 3,34 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 1,95% xuống còn 342.038 cổ phiếu, tỷ lệ 0,2%.
Trên thị trường, sau khi lập đỉnh của năm trên vùng giá 254.000 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 19/4), cổ phiếu đã DGC đã quay đầu giảm mạnh về mốc 180.000 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 16/5, đây cũng là vùng đáy trong hơn 2 tháng qua) trước khi hồi phục trở lại. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 26/5, cổ phiếu DGC đứng tại mức giá 224.900 đồng/CP, tăng gần 25% từ vùng đáy của tháng 5.
Nếu tạm tính với mức thị giá hiện tại, ông Hữu Tu sẽ thu về khoảng 674,7 tỷ đồng từ việc bán cổ phiếu DGC.
Ở chiều ngược lại, ông Đào Hữu Duy Anh, Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu DGC từ ngày 18/5 đến ngày 16/6. Qua đó, ông Duy Anh sẽ nâng sở hữu tại DGC từ hơn 5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 2,92% lên hơn 6 triệu cổ phiếu, tương đương 3,5%.
Ngày 6/6 tới đây, Hóa chất Đức Giang sẽ thực hiện chốt danh sách cổ đông phát hành 200,1 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 117%.
Ngoài việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, Hóa chất Đức Giang còn thông qua phương án phát hành hơn 8,5 cổ phiếu ESOP, chiếm 5% lượng cổ phiếu đang lưu hành. Số tiền thu được từ đợt phát hành dùng để bổ sung vốn lưu động. Lượng cổ phiếu ESOP này sẽ được chào bán cho cán bộ công nhân viên tập đoàn cùng các công ty con với giá 10.000 đồng/cp, và sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành. Thời gian phát hành dự kiến trong năm nay.
Như vậy, nếu ông Hữu Tu hoàn thành bán 3 triệu cổ phiếu DGC trước thời điểm trên, thì sẽ không được hưởng việc chia cổ tức bằng cổ phiếu của Hóa chất Đức Giang.
Về hoạt động kinh doanh, kết thúc quý I/2022, Công ty ghi nhận doanh thu đạt 3.634 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.506 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 86% và 418% so với cùng kỳ năm trước.