Theo ICIJ, số tài liệu được phép tiếp cận trong đợt công bố lần này gồm thông tin liên quan đến hơn 200.000 các quỹ tổ chức, các công ty, quỹ ủy thác bí mật tại 21 nơi trốn thuế từ Hong Kong (Trung Quốc) đến bang Nevada, Mỹ.
ICIJ nhận định việc công bố nội dung "Hồ sơ Panama" là bước tiếp theo trong tiến trình điều tra của cơ quan có trụ sở tại Mỹ này, đồng thời cho biết sẽ tiếp tục công bố thêm nhiều tài liệu trong "Hồ sơ Panama" vào những tháng tới.
Khoảng 11,5 triệu tài liệu của Công ty luật Mossack Fonseca được một nguồn giấu tên cung cấp cho báo Sueddeutsche Zeitung (Nam Đức, SZ) của Đức khoảng 1 năm trước.
SZ sau đó đã chia sẻ thông tin với ICIJ và một số tập đoàn thông tin khác như BBC và The Guardian để huy động các báo cùng điều tra hồ sơ có quy mô lớn nhất thế giới từ trước đến nay này, bao gồm những tiết lộ về số tài sản được cất giữ ở các điểm trốn thuế của 140 nhà lãnh đạo cấp cao và các nhân vật nổi tiếng.
ICIJ đã công khai thông tin về hàng nghìn cá nhân sở hữu các tài khoản ở nước ngoài nhằm mục đích trốn thuế, các thỏa thuận của Luxembourg giúp các công ty đa quốc gia trốn thuế và kế hoạch giúp các khách hàng của chi nhánh ngân hàng HSBC ở Thụy Sĩ trốn thuế với tổng số tiền trong tài khoản lên tới 119 tỷ USD.
ICIJ có trụ sở tại Washington và được điều hành bởi nhà báo người Australia Gerard Ryle, tập hợp hơn 190 nhà báo từ hơn 65 quốc gia.
ICIJ đã tiến hành điều tra các vụ tham nhũng xuyên biên giới, các vụ phạm tội có tổ chức và trốn thuế, bên cạnh nhiều vụ việc khác.
Theo các kết quả điều tra, Công ty luật Mossack Fonseca đã tạo ra một "thiên đường trốn thuế," qua đó giúp khoảng 140 chính trị gia, gồm cả 12 nhà lãnh đạo hoặc cựu lãnh đạo các nước, cùng những ngôi sao thể thao, trùm ma túy... trốn thuế.
Số tài liệu này, còn gọi là "Hồ sơ Panama," ghi lại hoạt động hàng ngày của công ty luật Mossack Fonseca trong suốt 40 năm (từ năm 1975).
Đây được xem vụ rò rỉ dữ liệu lớn nhất từ trước tới nay và nó hé lộ danh tính nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới có những tài sản khổng lồ ở nước ngoài, cũng như những bí mật của giới nhà giàu trên toàn thế giới.
ICIJ nhận định việc công bố nội dung "Hồ sơ Panama" là bước tiếp theo trong tiến trình điều tra của cơ quan có trụ sở tại Mỹ này, đồng thời cho biết sẽ tiếp tục công bố thêm nhiều tài liệu trong "Hồ sơ Panama" vào những tháng tới.
Khoảng 11,5 triệu tài liệu của Công ty luật Mossack Fonseca được một nguồn giấu tên cung cấp cho báo Sueddeutsche Zeitung (Nam Đức, SZ) của Đức khoảng 1 năm trước.
SZ sau đó đã chia sẻ thông tin với ICIJ và một số tập đoàn thông tin khác như BBC và The Guardian để huy động các báo cùng điều tra hồ sơ có quy mô lớn nhất thế giới từ trước đến nay này, bao gồm những tiết lộ về số tài sản được cất giữ ở các điểm trốn thuế của 140 nhà lãnh đạo cấp cao và các nhân vật nổi tiếng.
ICIJ đã công khai thông tin về hàng nghìn cá nhân sở hữu các tài khoản ở nước ngoài nhằm mục đích trốn thuế, các thỏa thuận của Luxembourg giúp các công ty đa quốc gia trốn thuế và kế hoạch giúp các khách hàng của chi nhánh ngân hàng HSBC ở Thụy Sĩ trốn thuế với tổng số tiền trong tài khoản lên tới 119 tỷ USD.
ICIJ có trụ sở tại Washington và được điều hành bởi nhà báo người Australia Gerard Ryle, tập hợp hơn 190 nhà báo từ hơn 65 quốc gia.
ICIJ đã tiến hành điều tra các vụ tham nhũng xuyên biên giới, các vụ phạm tội có tổ chức và trốn thuế, bên cạnh nhiều vụ việc khác.
Theo các kết quả điều tra, Công ty luật Mossack Fonseca đã tạo ra một "thiên đường trốn thuế," qua đó giúp khoảng 140 chính trị gia, gồm cả 12 nhà lãnh đạo hoặc cựu lãnh đạo các nước, cùng những ngôi sao thể thao, trùm ma túy... trốn thuế.
Số tài liệu này, còn gọi là "Hồ sơ Panama," ghi lại hoạt động hàng ngày của công ty luật Mossack Fonseca trong suốt 40 năm (từ năm 1975).
Đây được xem vụ rò rỉ dữ liệu lớn nhất từ trước tới nay và nó hé lộ danh tính nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới có những tài sản khổng lồ ở nước ngoài, cũng như những bí mật của giới nhà giàu trên toàn thế giới.