Hiểu đúng về ADHD để có cách can thiệp bệnh kịp thời

(ĐTCK) ADHD (viết tắt của Attention Deficit Hyperactivity Disorder) hay còn gọi là “tăng động giảm chú ý” của trẻ em không còn là căn bệnh hiếm gặp mà ngày càng trở nên phổ biến, nhất là ở các thành phố lớn - nơi có đời sống công nghiệp phát triển.  
PGS.TS.BS Trương Tuyết Mai - Phó Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết dầu ăn 100% từ cá được xem là giải pháp dinh dưỡng hợp lý hỗ trợ điều trị bệnh ADHD PGS.TS.BS Trương Tuyết Mai - Phó Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết dầu ăn 100% từ cá được xem là giải pháp dinh dưỡng hợp lý hỗ trợ điều trị bệnh ADHD

Theo Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh, chuyên ngành Nội tổng quát - Hồi sức cấp cứu, đã có hơn 30 năm kinh nghiệm chăm sóc và chữa trị cho biết, trên thế giới có khoảng 3 - 6% trẻ em bị mắc phải chứng bệnh này. Riêng tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ mắc ADHD là 3,01% và đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây.

Những biểu hiện về tăng động

Không thể tập trung và duy trì khả năng chú ý trong công việc hoặc vui chơi kể cả các hoạt động cần tính tổ chức, khó chơi chung với bạn bè.

Thường khó kiềm chế cảm xúc, dễ hành xử một cách nguy hiểm mà không quan tâm đến hậu quả.

Làm gián đoạn hoặc quấy rầy hoạt động của người khác.

ADHD có thể gây ra hậu quả gì?

Tình trạng này kéo dài sẽ khiến việc học tập của trẻ bị ảnh hưởng, trẻ sẽ trở nên tụt hậu so với các bạn đồng trang lứa, không đủ sức tham gia các hoạt động mang tính tập trung cao, bỏ lỡ nhiều cơ hội học vấn. Ngoài ra, trẻ bị chứng ADHD khi đến tuổi trưởng thành rất dễ dẫn đến những hành vi không tốt như nghiện game, cờ bạc, rối loạn hành vi xung động, đặc biệt là xung động bạo lực…

Do đó, việc phát hiện và can thiệp ngay từ khi còn nhỏ là yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống sau này của trẻ mắc hội chứng ADHD.

Phải làm sao khi trẻ bị ADHD?

Hiện có nhiều cách để điều trị chứng ADHD ở trẻ em nhưng dù sử dụng phương pháp nào đi nữa thì điều quan trọng nhất vẫn nằm ở sự quan tâm và kiên nhẫn của cha mẹ bởi các triệu chứng của rối loạn này cần cải thiện từ từ, không thể tiến bộ trong ngày một ngày hai. Mỗi trẻ là một cá nhân riêng biệt, do đó, phương pháp can thiệp cho từng trẻ cũng sẽ khác nhau.

Trước hết, sử dụng thuốc là cách để đối phó với bệnh tăng động giảm chú ý. Thuốc an thần là một trong những loại thuốc phổ biến dùng để điều trị chứng bệnh này. Tuy nhiên, ít nhiều bệnh nhân cũng bị lệ thuộc vào thuốc nên cần có sự chỉ định của Bác sĩ chuyên ngành và các liệu pháp điều trị hỗ trợ khác.

Kế đến là tâm lý trị liệu. Ngày nay, việc điều trị ADHD ở trẻ còn chú trọng đến liệu pháp hành vi. Trong đó, khuyến khích cha mẹ sử dụng cả lời nói và hành động, cử chỉ, chia sẻ với các chuyên gia tâm lý, những người cùng cảnh ngộ nhằm cải biến những hành vi của trẻ theo hướng tích cực.

Trẻ tăng động giảm chú ý luôn trong trạng thái bồn chồn, lo lắng, khó kiềm chế được cảm xúc của mình nên cha mẹ dành nhiều thời gian để tâm sự với con từ những điều nhỏ nhất, kể chuyện hài, cho trẻ nghe nhạc hoặc chơi với trẻ cũng là cách để giảm căng thẳng cho trẻ .

Ngoài các biện pháp này, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng ngay trong bữa ăn hàng ngày. Trong đó, ăn cá, tăng rau giảm thịt, chú trọng sử dụng dầu cá hay dầu ăn 100% từ cá được xem là giải pháp dinh dưỡng hợp lý nhất và tiện dụng nhất.

Theo PGS.TS.BS Trương Tuyết Mai - Phó Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia: "Trong dầu cá rất dồi dào các Acid béo không no, đặc biệt là Omega 3-6-9, DHA, EPA rất tốt cho não và việc hình thành vỏ não, tế bào não ngay từ trong bào thai cho đến 3 năm đầu đời của trẻ".  

 Hiểu đúng về ADHD để có cách can thiệp bệnh kịp thời ảnh 1

Ranee có nhiều tác dụng trong hỗ trợ và điều trị bệnh

Theo trang tin HealthDay News, mới đây, các nhà khoa học Tây Ban Nha đã rút ra kết luận đặc biệt quan trọng sau khi khảo sát gần 2.000 bà mẹ và con của họ từ 3 tháng đầu của thai kỳ cho đến sinh nhật thứ 5 của trẻ.

Nhóm chuyên gia cho biết, ăn cá béo (cá tra, cá basa, cá hồi, cá mòi) hoặc dùng dầu cá hay dầu ăn 100% từ cá còn giúp cải thiện chức năng nhận thức và ngừa nguy cơ bị tự kỷ ở trẻ. Axít béo Omega-3, có trong mỡ cá tra, cá basa rất cần thiết cho thai phụ và thai nhi.

 Dưỡng chất này giúp giảm nguy cơ trầm cảm ở mẹ, cải thiện cân nặng, thúc đẩy phát triển trí não và tăng khả năng phòng chống hen suyễn ở trẻ em.

Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến nghị thai phụ nên tăng cường ăn cá béo. Dùng dầu cá hay dầu ăn 100% từ cá để bổ sung dinh dưỡng hoàn toàn tự nhiên được xem là giải pháp an toàn nhất, tiện dụng nhất mà tất cả mọi người đều dễ dàng thực hiện qua bữa ăn hàng ngày. 

Thanh Nhung

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục