HDBank kinh doanh khả quan, Moody's giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Không chỉ đạt kết quả kinh doanh khả quan, tháng 4/2020, Moody’s đã công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm B1 cho HDBank, trong bối cảnh Moody’s công bố nhiều ngân hàng có khả năng bị hạ tín dụng. Điều này phản ánh năng lực tài chính ổn định, rủi ro thấp và cơ hội phát triển dài hạn của HDBank.
Ngân hàng vừa đảm bảo phòng dịch, vừa tăng tốc hỗ trợ khách hàng và nền kinh tế. Ngân hàng vừa đảm bảo phòng dịch, vừa tăng tốc hỗ trợ khách hàng và nền kinh tế.

Trong khó khăn chung, kết quả kinh doanh vẫn tăng mạnh

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, hoạt động của ngành ngân hàng không tránh khỏi ảnh hưởng, song với HDBank, kết quả kinh doanh những tháng đầu năm vẫn khả quan.

Chất lượng tài sản và thanh khoản của Ngân hàng đảm bảo ở mức cao. Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng đạt được trong quý đầu năm nay ở mức 1.251 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước. Moody’s vừa công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm B1 cho HDBank.

Theo báo cáo tài chính quý I/2020 vừa được HDBank (HOSE: HDB) công bố, kết quả kinh doanh của Ngân hàng có nhiều điểm sáng. Tổng thu nhập hoạt động hợp nhất đạt 3.151 tỷ đồng, tăng 27,8%; lợi nhuận trước thuế đạt 1.251 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ.

Tính đến ngày 31/3, tổng tài sản của HDBank đạt 231.774 tỷ đồng. Chất lượng tài sản và thanh khoản được đảm bảo ở mức cao. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng mẹ được kiểm soát ở mức 1,08%, mức thấp trong ngành và đã được duy trì ổn định nhiều năm qua.

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II đạt trên 11%, vượt xa mức tối thiểu 8% theo quy định và thuộc nhóm các ngân hàng có hệ số CAR cao nhất. Huy động vốn và cấp tín dụng đều tăng trưởng tích cực với tổng huy động đạt 204.933 tỷ đồng, trong đó huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế tăng 4,61%, đạt 157.996 tỷ đồng.

Tổng dư nợ hợp nhất đạt 162.061 tỷ đồng, tăng 5,92% so với đầu năm, cao hơn mức bình quân toàn ngành. Ngân hàng ghi nhận sự tăng trưởng ổn định trên tất cả các phân khúc, gồm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), khách hàng vay tiêu dùng.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, HDBank một mặt triển khai các chương trình quản trị rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động, đồng thời tích cực triển khai các gói tín dụng thiết thực hỗ trợ ứng phó dịch Covid-19 cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng các mặt hàng thiết yếu, khách hàng trong các chuỗi cung ứng và phân phối trong những tháng đầu năm nay.

HD Saison giữ vững vị trí dẫn đầu các công ty tài chính về mạng lưới phân phối.

HD Saison giữ vững vị trí dẫn đầu các công ty tài chính về mạng lưới phân phối.

Các chương trình tín dụng được thiết kế riêng biệt nhằm hỗ trợ hiệu quả cho từng nhóm đối tượng khách hàng như gói hỗ trợ cho khách hàng doanh nghiệp lên đến 24.000 tỷ đồng với mục đích bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu, bổ sung vốn lưu động, chi lương cho nhân viên, gói ưu đãi tiêu dùng 10.000 tỷ đồng dành cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ…

Nhờ vậy, mức tăng trưởng huy động và dư nợ của HDBank khả quan trong quý đầu năm 2020.

Song song với các gói tín dụng, Ngân hàng đẩy mạnh các giải pháp tự động hóa và số hóa nhằm mang đến cho khách hàng phương tiện giao dịch tiện lợi và an toàn. Kết thúc quý I, giao dịch qua Internet Banking tăng 112%, số lượng thẻ thanh toán mở mới tăng 67% so với cùng kỳ 2019.

Công ty tài chính trực thuộc Ngân hàng là HD Saison giữ vững vị trí dẫn đầu các công ty tài chính về mạng lưới phân phối, thuộc nhóm 3 công ty tài chính tiêu dùng dẫn đầu thị trường. HD Saison cũng tăng cường thúc đẩy cho vay online để vừa phù hợp với môi trường kinh doanh, vừa đáp ứng nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng. Dư nợ 3 tháng đầu năm 2020 của HD Saison ghi nhận mức tăng trưởng 4,9%, cao hơn kế hoạch đề ra.

Không chỉ đạt kết quả kinh doanh khả quan, tháng 4/2020, Moody’s đã công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm B1 cho HDBank, trong bối cảnh Moody’s công bố nhiều ngân hàng có khả năng bị hạ tín dụng. Việc giữ vững mức xếp hạng tín nhiệm của Moody’s phản ánh năng lực tài chính ổn định, rủi ro thấp và cơ hội phát triển dài hạn của HDBank.

Theo đó, Moody’s tiếp tục đánh giá, HDBank hoạt động kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận tốt, năng lực về vốn được cải thiện, có danh mục tài sản thanh khoản tốt, đạt những bước tiến vững chắc trong công tác quản lý rủi ro.

Moody’s là một trong những tổ chức đánh giá tín nhiệm quốc tế lớn nhất thế giới. Các báo cáo xếp hạng, đánh giá tín nhiệm của Moody’s luôn là thước đo được các nhà đầu tư quốc tế trên toàn cầu dựa vào đó để xem xét năng lực, sức khỏe tài chính và tín nhiệm của các đơn vị được xếp hạng, khảo sát.

Trong quý I/2020, HDBank đã được vinh danh là Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam do The Asset - tạp chí tài chính, ngân hàng hàng đầu châu Á đánh giá.

Trong thang điểm xếp hạng tín dụng của Moody’s (thang MIS), ở mức B1, xếp hạng Tín nhiệm của HDBank phản ánh năng lực tài chính tốt, ít rủi ro tài chính và cơ hội phát triển dài hạn của Ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ HDBank tiếp tục được kiểm soát chặt ở mức dưới 0,98% tính đến hết năm 2019, thuộc nhóm có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất toàn ngành trong nhiều năm liền. Năm 2019 cũng là năm ghi dấu ấn của HDBank khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho áp dụng tiêu chuẩn Basel II với hệ số CAR theo Basel II đạt 11,2%, cao hơn mức tối thiểu 8,0% theo quy định.

Kiên định với chiến lược phát triển bền vững, gắn kết hài hòa mục tiêu phát triển kinh tế và đồng hành cùng cộng đồng xã hội trong mọi hoạt động, HDBank luôn kịp thời đưa ra chiến lược phát triển phù hợp với từng thời kỳ.

Ứng phó với dịch bệnh Covid-19, HDBank đã sớm thành lập Ủy ban khẩn cấp phòng chống dịch và đã có những hoạt động hiệu quả. Cũng trong quý I/2020, HDBank đã được vinh danh là Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam do The Asset - tạp chí tài chính, ngân hàng hàng đầu châu Á đánh giá.

Góp phần hỗ trợ cho nền kinh tế và sát cánh, đồng hành cùng khách hàng trong hoàn cảnh nhiều thách thức, HDBank đã triển khai các gói tín dụng cho nhiều đối tượng khách hàng như: 10.000 tỷ đồng cho chương trình bình ổn giá hàng tiêu dùng, nhu yếu phẩm với lãi suất linh hoạt chỉ từ 6,5%/năm dành cho doanh nghiệp cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho cho các chuỗi siêu thị; 5.000 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng bổ sung vốn lưu động, trả lương cho cán bộ, công nhân viên; triển khai gói lãi suất vay ưu đãi giảm từ 2-4,5% cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trên cả nước; 3.000 tỷ đồng tài trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dược, thiết bị, vật tư y tế; 1.000 tỷ đồng cho chuỗi nông nghiệp nông thôn nhằm đảm bảo sản xuất cung ứng lúa gạo cho cả nước, đồng thời tiếp sức cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đang có khó khăn vì xâm hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long… Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có khả năng hồi phục kinh tế tích cực sau dịch, là tiền đề tăng trưởng cho ngành ngân hàng Việt Nam và cho HDBank, Ngân hàng đang trong tâm thế sẵn sàng đóng góp cho sức bật trở lại của nền kinh tế trong các quý tiếp theo.

HDBank đang triển khai chương trình lựa chọn đối tác cho mảng bancasurance nhằm thúc đẩy tăng trưởng doanh thu dịch vụ từ việc bán chéo sản phẩm bảo hiểm cho các khách hàng trong hệ sinh thái mở rộng của ngân hàng.

Thanh An

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục