Cụ thể, kết thúc quý đầu tiên của năm 2020, Hanic ghi nhận doanh thu thuần đạt 673,2 tỷ đồng, giảm 27,18% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên giá vốn hàng bán cũng giảm tới hơn 27% xuống còn hơn 661 tỷ đồng, nên lợi nhuận gộp chỉ hơn 9,4%, đạt hơn 12 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động tài chính tăng nhẹ 3,33% lên 44,12 tỷ đồng. Tuy nhiên, các khoản chi phí trong kỳ đều giảm như chi phí tài chính giảm 35,28% xuống còn hơn 26 tỷ đồng (trong đó chủ yếu do chi phí lãi vay giảm 35,9%), chi phí bán hàng giảm 7,9%, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 3,4%.
Qua đó, Hanic ghi nhận lợi nhuận trước thuế 24,14 tỷ đồng, gấp gần 2,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế 19,2 tỷ đồng, tăng tới hơn 186% so với quý I/2019.
Tính đến 31/3/2020, tổng tài sản SHN gần 4.871 tỷ đồng, giảm 8,46% so với hồi đầu năm, trong đó tiền và các khoản tương đương tiền giảm 32,21%, xuống gần 32,5 tỷ đồng. Khoản phải thu ngắn hạn khách hàng giảm 21%, xuống gần 1.199 tỷ đồng, trong đó chủ yếu vẫn từ CTCP Nhiệt điện Thăng Long gần 1.185 tỷ đồng, giảm 20,89%.
Trong khi đó, nợ phải trả hơn 2.918 tỷ đồng, chiếm gần 60% tổng nguồn vốn. Trong đó, vat và nợ thuê tài chính ngắn hạn hơn 1.132 tỷ đồng, còn vay và nợ thuê tài chính dài hạn 62,5 tỷ đồng.
Trên thị trường, những tưởng cổ phiếu SHN sẽ giao dịch khởi sắc trong phiên cuối tuần 24/4 nhưng áp lực bán gia tăng cuối phiên đã đẩy cổ phiếu này về mốc tham chiếu 6.800 đồng/CP, khối lượng khớp lệnh chỉ 52.500 đơn vị.