Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2019 Việt Nam xuất khẩu 255,83 tỷ USD, thì xuất khẩu sang Trung Quốc là 41,4 tỷ USD, chiếm 16,19%, thị trường đứng thứ 3 sau Mỹ và châu Âu; xuất khẩu sang Hàn Quốc là 19,72 tỷ USD, chiếm 7,71% đứng thứ 4.
Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu 247,5 tỷ USD, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc 75,45 tỷ USD, chiếm 30,49%, cao nhất trong các thị trường nhập khẩu của Việt Nam. Tiếp theo là Hàn Quốc với kim ngạch nhập khẩu đạt 46,93 tỷ USD, chiếm 18,96%, đứng thứ 2 sau Trung Quốc 30,49%.
Cơ cấu xuất nhập khẩu chính năm 2019 theo quốc gia |
||||
Chỉ tiêu |
Xuất khẩu |
Nhập khẩu |
||
Giá trị |
Tỷ lệ |
Giá trị |
Tỷ lệ |
|
Mỹ |
61.346.590 |
23,98% |
14.365.392 |
5,80% |
Châu Âu |
41.546.617 |
16,24% |
14.906.269 |
6,02% |
Trung Quốc |
41.414.093 |
16,19% |
75.451.944 |
30,49% |
Hàn Quốc |
19.720.083 |
7,71% |
46.934.576 |
18,96% |
Nhật Bản |
20.412.642 |
7,98% |
19.525.520 |
7,89% |
Tổng |
255.830.659 |
247.500.832 |
||
Nguồn: Tổng Cục thống kê |
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hàn Quốc là điện thoại các loại và linh kiện; hàng dệt may; máy vi tính và linh kiện; máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác; gỗ và sản phẩm gỗ; hải sản…, trong khi nhập khẩu chủ yếu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; điện thoại các loại và linh kiện; vải các loại; xăng dầu các loại…
Bên cạnh hoạt động xuất nhập khẩu, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Hàn Quốc cũng đang rất lớn. Cụ thể, năm 2019, Việt Nam thu hút 38,02 tỷ USD vốn FDI, trong đó Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đăng ký 7,92 tỷ USD, chiếm tới 20,8% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Nói tới doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam không thể không kể tới Samsung. Tính tới cuối năm 2019, Samsung Việt Nam cho biết, đã giải ngân 94% trong tổng số vốn đăng ký với Chính phủ Việt Nam là 17,3 tỷ USD. Hiện tập đoàn này có 3 cơ sở ở Việt Nam là Thái Nguyên, Bắc Ninh và TP.HCM, trong đó cơ sở ở Thái Nguyên là nhà máy rộng nhất với 60.000 công nhân.
Ngoài ra, cuối tháng 2/2020, Samsung dự kiến khởi công xây dựng Trung tâm R&D với quy mô không gian làm việc cho 3.000 người ở Đô thị Tây Hồ Tây (Hà Nội) và là cơ sở R&D lớn nhất Đông Nam Á của mình.
Không những ảnh hưởng trực tiếp kinh tế, đầu tư, Trung Quốc, Hàn Quốc còn là thị trường khác du lịch lớn nhất của Việt Nam.
Cụ thể, theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, năm 2019 Việt Nam, đón gần 5,8 triệu khách Trung Quốc, chiếm tỷ trọng 32,24% tổng khách quốc tế đến Việt Nam, đứng sau là khách Hàn Quốc với 4,29 triệu lượt khách, chiếm 23,83%.
Thống kê khách du lịch quốc tế tới Việt Nam |
||||||||
Chỉ tiêu |
Năm 2016 |
Năm 2017 |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
||||
Số lượng |
Tỷ trọng |
Số lượng |
Tỷ trọng |
Số lượng |
Tỷ trọng |
Số lượng |
Tỷ trọng |
|
Trung Quốc |
2.696.848 |
26,93% |
4.008.253 |
31,02% |
4.966.468 |
32,04% |
5.806.425 |
32,24% |
Hàn Quốc |
1.543.883 |
15,42% |
2.415.245 |
18,69% |
3.485.406 |
22,49% |
4.290.802 |
23,83% |
Nhật Bản |
740.592 |
7,40% |
798.119 |
6,18% |
826.674 |
5,33% |
951.962 |
5,29% |
… |
…. |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
Châu Á |
7.263.374 |
72,54% |
9.762.661 |
75,55% |
12.075.466 |
77,91% |
14.386.318 |
79,89% |
….. |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
Tổng |
10.012.735 |
12.922.151 |
15.500.000 |
18.008.591 |
||||
Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam |