Hà Nam: 81 xã tổ chức tích tụ, tập trung, liên kết sản xuất nông sản

Sáng 20/9/2019, Tỉnh ủy - UBND tỉnh Hà Nam phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học "Thực tiễn tích tụ, tập trung ruộng đất và đổi mới hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng Bắc bộ trong điều kiện mới".
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Nguyễn Xuân Đông cho biết, tỉnh đã quy hoạch được 6 khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao diện tích 650 ha và đã tích tụ được trên 375 ha cho doanh nghiệp thuê, thu hút được 5 doanh nghiệp đầu tư vào các khu quy hoạch.. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Nguyễn Xuân Đông cho biết, tỉnh đã quy hoạch được 6 khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao diện tích 650 ha và đã tích tụ được trên 375 ha cho doanh nghiệp thuê, thu hút được 5 doanh nghiệp đầu tư vào các khu quy hoạch..

Phát biểu chào mừng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Nguyễn Xuân Đông khẳng định, thực hiện mục tiêu Đại hội Đảng các cấp, Hà Nam xác định phải đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp. Trong đó, giải pháp hàng đầu là phải thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, khi thực hiện địa phương đã gặp không ít khó khăn, thách thức.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam dẫn dụ khó khăn về đất đai, những vùng đất có quy mô đủ lớn để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nam không nhiều và phân tán nhỏ lẻ. Trong khi đó, người nông dân vẫn nặng tư tưởng giữ đất như một tài sản thừa kế, thậm chí còn cho rằng cho thuê là mất đất, nên doanh nghiệp rất khó khăn khi phải vận động hàng nghìn hộ dân có đất nông nghiệp trong vùng dự án. Một vướng mắc nữa là cơ sở pháp lý trong lĩnh vực này chưa đầy đủ.

Trước tình hình trên, Hà Nam đã xây dựng Đề án "Thí điểm cơ chế tích tụ tập trung đất đai phục vụ thu hút đầu tư sản xuất nông nghiệp". Trong đó, chính quyền cấp huyện, xã đứng ra thuê quyền sử dụng đất với các hộ dân. Sau đó, chính quyền cấp tỉnh cho doanh nghiệp thuê lại theo đúng giá đã thuê với hộ dân. Tỉnh ứng trước kinh phí trả tiền thuê đất một lần cho các hộ dân. Doanh nghiệp trả tiền thuê đất cho tỉnh từ 1 đến 2 lần. Lần đầu 50% ngay khi nhận đất, lần 2 trả nốt sau 5 năm hoặc 10 năm…

Hà Nam: 81 xã tổ chức tích tụ, tập trung, liên kết sản xuất nông sản ảnh 1

Được biết, sau hội thảo, Tạp chí Cộng sản sẽ báo cáo kiến nghị về các vấn đề của Hội thảo tới các tiểu ban văn kiện Đại hội Đảng sắp tới, báo cáo Quốc hội, các cơ quan hữu quan đang chuẩn bị cho việc sửa Luật Đất đai.

Kết quả là, Hà Nam đã quy hoạch được 6 khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao diện tích 650 ha và đã tích tụ được trên 375 ha cho doanh nghiệp thuê, thu hút được 5 doanh nghiệp đầu tư vào các khu quy hoạch. Các khu nông nghiệp công nghệ cao đi vào sản xuất đã trở thành hạt nhân liên kết chuỗi với nông dân trong sản xuất, tiêu thụ nông sản sạch. Có 81 xã tổ chức tích tụ, tập trung, liên kết sản xuất trên diện tích hơn 1.600 ha của hơn 5.270 hộ với 151 mô hình sản xuất lúa, rau củ quả. Thành lập mới 13 Hợp tác xã, 12 tổ hợp tác, 24 cửa hàng, tiêu thụ nông sản. 

Hội thảo đã khái quát trọng tâm, trọng điểm về một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến tích tụ, tập trung ruộng đất và đổi mới hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp trong điều kiện mới. Phân tích, đánh giá làm rõ những kết quả và hạn chế của một số vấn đề vĩ mô liên quan đến quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai; cơ chế hỗ trợ về chính sách, về vốn, đầu tư cho việc tích tụ, tập trung ruộng đất cũng như đổi mới tồ chức sản xuất nông nghiệp. Làm rõ những khó khăn, vướng mắc, một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn. Đề xuất kiến nghị những giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất và đồi mới hình thức tồ chức sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng Bắc bộ theo hướng ngày càng hiệu quả và bền vững. 

Kết luận Hội thảo, PGS.TS Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản đã thống nhất rút ra những 5 trọng tâm lớn sau Hội thảo. Thứ nhất, Hội thảo “Tích tụ, tập trung ruộng đất và đổi mới hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ trong điều kiện mới” có ý nghĩa rất quan trọng bởi đất đai là nguồn lực phải được khai thông tạo động lực mới cho phát triển kinh tế, nhất là nông nghiệp công nghệ cao, quy mô lớn. Trong khi đó lại đang là vấn đề mắc nhiều rào cản nhất. 

Thứ hai, các tham luận đã khẳng định “tích tụ, tập trung ruộng đất và đổi mới hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng Bắc bộ trong điều kiện mới” là rất đúng, bởi đồng bằng sông Hồng gắn với nền văn minh lúa nước, mật độ dân số cao, diện tích đất thấp.

Thứ ba, qua các tham luận cho thấy các hình thức tích tụ tập trung ruộng đất thời gian qua rất đa dạng: cho thuê đất tập trung, chuyển nhượng,… thông qua HTX, góp cổ phần doanh nghiệp, chính quyền đứng ra chuyển nhượng. Trong đó nhiều ý kiến nhất trí ưu thế của hình thức cho thuê đất tập trung. 

Thứ tư, tích tụ, tập trung ruộng đất phải hướng tới công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn, tạo ra lớp người nông dân thế hệ mới. 

Thứ năm, những vướng mắc mâu thuẫn đã được đề ra như chuyển quyền sử dụng đất chưa trở thành quyền tài sản, chưa có thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp, công tác quản lý đất đai, các quy định hạn điền, giá đất,… còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Các bản tham luận cũng như đều đề xuất cần sửa đổi Luật đất đai và lựa chọn các mô hình phù hợp. 

PGS.TS Đoàn Minh Huấn cũng chỉ rõ sau hội thảo, Tạp chí Cộng sản sẽ báo cáo kiến nghị về các vấn đề của Hội thảo tới các tiểu ban văn kiện Đại hội Đảng sắp tới, báo cáo Quốc hội, các cơ quan hữu quan đang chuẩn bị cho việc sửa Luật Đất đai.

Lã Quý Hưng
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục