Theo đó, VNM đã mua vào 5.848.350 cổ phần GTN nâng sở hữu tại GTNFoods từ 38,34% lên 40,68%. Giao dịch thực hiện theo hình thức thỏa thuận trong ngày 19/6. Đóng cửa phiên 19/6, cổ phiếu GTN đứng tại mức giá 19.150 đồng/CP, cao hơn nhiều mức giá chào mua dự kiến của VNM là 13.000 đồng/CP.
Trong khi đó, theo công bố chào mua công khai kết thúc trong tháng 5 vừa qua, VNM dự kiến sẽ chào mua 116,71 triệu cổ phiếu, tương ứng 46,68% vốn của GTN, để nâng tỷ lệ sở hữu tại GTN lên 49%.
Như vậy, nhiều khả năng VNM sẽ tiếp tục mua vào cổ phiếu GTN cho khi đạt mục tiêu sở hữu 49%.
Điểm cần lưu ý là Bản công bố thông tin của một công ty lớn như VNM có nhiều lỗi chính tả dù chỉ cần sao chép mẫu Phụ lục số 07 theo Thông tư 155/2015/TT-BTC ngày 01/6/10/2015.
Cụ thể, mục số 7 ghi “Số lượng, tỷ lệ cổ phiếu”, trong khi mẫu Phụ lục là "Số lượng, tỷ lệ cổ phiếu/chứng chỉ quỹ đóng nắm giữ sau khi thực hiện giao dịch". Hay tại mục số 10, lý do thay đổi sở hữu ghi “giao dịch thỏa” thay vì "Giao dịch thỏa thuận". Những lỗi sai này cũng có trong bản công bố thông tin của VNM ngày 5/6/2019 khiến cho bản công bố thông tin của VNM đọc khó hiểu nếu không tham khảo phần thông tin tiếng Anh bên cạnh.
Cũng theo thông tin từ GTN, tài liệu họp ĐHCĐ Công ty vừa công bố với kế hoạch kinh doanh 2019 tăng 11% doanh thu, lên 3.350 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế hợp nhất tăng 92% dự kiến đạt 200 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 90 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần năm ngoái.
Báo cáo của Ban giám đốc của GTN công bố trước ĐHCĐ không giải trình rõ lý do vì sao kế hoạch lợi nhuận năm 2019 lại tăng đột biến trong khi doanh thu tăng ở mức bình thường.