Các nhà phân tích tại Goldman Sachs cho biết: "Theo mô hình định giá của chúng tôi, một đợt phát hành dầu dự trữ chiến lược như vậy sẽ có giá trị dưới 2 USD/thùng, thấp hơn đáng kể so với đợt bán tháo 8 USD/thùng đã xảy ra kể từ cuối tháng 10".
Giá dầu toàn cầu phục hồi lên mức cao nhất trong một tuần vào thứ Ba (23/11) sau khi Mỹ và các quốc gia tiêu dùng khác giải phóng dầu từ kho dự trữ dầu chiến lược (SPR) để cố gắng hạ nhiệt thị trường, nhưng không đạt được một số kỳ vọng mà thị trường đặt ra.
"Quy mô tổng hợp của việc giải phóng khoảng 70 - 80 triệu thùng nhỏ hơn so với hơn 100 triệu thùng mà thị trường đã định giá, với tính chất hoán đổi của hầu hết các thùng này ngụ ý rằng một thực tế thậm chí còn nhỏ hơn, khoảng 40 triệu thùng”, Goldman nói và cho biết, nguồn cung dầu sẽ tăng trong giai đoạn 2022 - 2023.
Theo Goldman Sachs, giá dầu Brent cũng có thể chịu tác động mạnh liên quan đến ảnh hưởng nhu cầu dầu toàn cầu khoảng1,5 triệu thùng/ngày trong 3 tháng tới do tác động đại dịch Covid-19 ở châu Âu và Trung Quốc.
“Chúng tôi cho rằng, đây có thể là những lo ngại quá mức trong 3 tháng tới, khiến tình trạng bán tháo gần đây vượt quá mức cơ bản do hoạt động giao dịch giảm sút vào cuối năm”, Goldman Sachs cho biết.
Trong khi các đợt phát hành dự trữ dầu chiến lược của chính phủ được điều phối sẽ đảm bảo hạ giá dầu 2 USD/thùng so với mức dự báo giá dầu Brent cuối năm của Goldman Sachs, nhưng họ cho rằng việc đàm phán với Iran sẽ thiếu tiến triển và điều này có thể hạn chế đà giảm của giá dầu.
Các cường quốc toàn cầu và Iran sẽ gặp nhau vào ngày 19/11 để nối lại các cuộc đàm phán về một thỏa thuận hạt nhân có thể dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với dầu Iran và cho phép Tehran tăng cường xuất khẩu.
“Ngoài ra, OPEC có thể cân nhắc việc ngừng tăng sản lượng để bù đắp tác động bất lợi của SPR do giá dầu giảm đối với sự phục hồi cần thiết của mỏ dầu toàn cầu”, Goldman Sachs cho biết.