Góc nhìn kỹ thuật phiên 7/3: Để ngỏ rủi ro đảo chiều

(ĐTCK) Vùng kháng cự quanh 580 điểm của VN-Index và 82 điểm của HNX-Index  vẫn để ngỏ khả năng đảo chiều và rủi ro định hình các mô hình vai đầu vai trong ngắn hạn. Đây cũng là những điểm bán giảm tỷ trọng hoặc bán trading T+ đối với những lượng cổ phiếu đã mua vào trong một hai phiên trước.

ĐTCK lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 7/3.

Góc nhìn kỹ thuật phiên 7/3: Để ngỏ rủi ro đảo chiều ảnh 1

Đồ thị kỹ thuật VN-Index (Nguồn: VCBS)  

CTCP Chứng khoán FPT (FPTS)

Nhích nhẹ 3,62 điểm lên 578,56 điểm, VN-Index hồi phục dần sau phiên giảm mạnh từ đầu tuần. Trạng thái giằng co tích lũy được thể hiện rõ khi giao dịch trong phiên khá chậm rãi và dè dặt. Phương diện kỹ thuật chưa có tín hiệu lạc quan hơn. MACD chủ yếu cho tín hiệu bán ra kết hợp với RSI cho tín hiệu giằng co trong khoảng giá trị 50. Áp lực bán vẫn còn khi VN-Index tiến lên vùng kháng cự ngắn hạn ở 580 điểm.

Chốt phiên tại 81,81 điểm, HNX-Index đã có phiên hồi phục thứ 2 liên tiếp và dần tiến lên ngưỡng đỉnh cũ ở vùng 82 – 83 điểm. Một cây nến với thân rất hẹp dạng Doji thể hiện xu thế giằng co tích lũy sẽ còn được tiếp diễn. Dải Bollinger đã thu hẹp lại khá nhiêu kể từ những phiên đầu tuần. Cùng với diễn biến từ các chỉ báo kỹ thuật chưa có sự thay đổi đáng kể thì chỉ số HNX-Index vẫn còn khả năng điều chỉnh khi dao động trong vùng kháng cự 82 – 83 điểm.

CTCP Chứng khoán May Bank Kim Eng (MBKE)

VN-Index có hiên tăg thứ hai liên tiếp. Cần nhấn mạnh xu hướng tăng của chỉ số này tạm thời vẫn còn hiệu lực.

Dù vậy nếu sự tăng lên hiện nay của đường giá không thể kéo dài để vượt thành công đỉnh liền trước (596 điểm), xu hướng tăng sẽ bị nghi ngờ đáng kể.

Khối lượng giao dịch tạo phân kỳ. Khối lượng giao dịch đang có sự “lệch pha” với đường giá. Thanh khoản suy giảm cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư đang bao trùm thị trường.

Chỉ báo kỹ thuật tiêu cực. MACD cắt trở lại đường tín hiệu, đồng thời duy trì phân kỳ tiêu cực với đường giá. Chỉ báo này hiện ủng hộ khả năng VN-Index tiếp tục điều chỉnh giảm.

Dù chưa thật sự có một đỉnh (hoặc đáy) thấp hơn hình thành trên đồ thị giá, chúng tôi có lý do để nghi ngờ khả năng VN-Index bước vào pha điều chỉnh sau một giai đoạn liên tục tăng.

Việc giảm tỷ trọng đầu tư về những mức thấp sẽ là cần thiết nếu VN-Index xác nhận điều chỉnh. Tỷ trọng đề xuất: 30/70 (tiền mặt/cổ phiếu).

HNX-Index có phiên tăng thứ hai liên tiếp. Đường giá có sự giằng co đáng kể hơn phiên tăng trước đó.

Xu hướng tăng vẫn còn hiệu lực khi các nguyên tắc đỉnh-đáy liền sau cao hơn được bảo lưu đến hiện tại.

Dù vậy nếu sự gia tăng hiện nay không thể vượt thành công mức đỉnh trước đó tại 84,3 điểm (đồng nghĩa với việc hình thành một đỉnh thấp hơn), khả năng thị trường chuyển đổi xu hướng sẽ không nhỏ.

Khối lượng giảm dần. Khối lượng giao dịch đang có dấu hiệu suy giảm dần trong hai tuần gần đây, có thể thấy rõ thanh khoản đang tạo ra phân kỳ tiêu cực với đường giá.

Chỉ báo kỹ thuật xấu. MACD lần đầu tiên sau hai tháng, cắt xuống bên dưới đường tín hiệu, cho thấy chỉ báo này đang ủng hộ khả năng HNX-Index bước vào pha điều chỉnh

Chúng tôi nghi ngờ khả năng HNX-Index bước vào pha điều chỉnh. Nhà đầu tư sẽ cần giảm mạnh tỷ trọng cổ phiếu nắm giữ nếu thị trường xác nhận điều chỉnh. Tỷ trọng đề xuất: 30/70 (tiền mặt/cổ phiếu).

Đồ thị kỹ thuật HNX-Index (Nguồn: VCBS)  

CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC)

Cả hai chỉ số tiếp tục có phiên hồi phục, tiếp cận các vùng kháng cự tại quanh 580 điểm của VN-Index và 82 điểm của HNX-Index. Độ rộng tăng điểm vẫn duy trì tích cực với số mã tăng chiếm đa số đi kèm tín hiệu cải thiện của thanh khoản.

Mặc dù vậy, những tín hiệu này chưa đủ cơ sở xác nhận cho sự quay trở lại xu hướng tăng trong ngắn hạn của hai chỉ số.

Vùng kháng cự quanh 580 điểm của VN-Index và 82 điểm của HNX-Index  vẫn để ngỏ khả năng đảo chiều và rủi ro định hình các mô hình vai đầu vai trong ngắn hạn. Đây cũng là những điểm bán giảm tỷ trọng hoặc bán trading T+ đối với những lượng cổ phiếu đã mua vào trong một hai phiên trước.

Trong kịch bản tích cực, hai chỉ số có thể bứt phá thành công qua 2 ngưỡng kháng cự này, thị trường vẫn sẽ xuất hiện các nhịp điều chỉnh sau đó, tạo điểm mua trở lại với độ an toàn cao hơn cho nhà đầu tư.

CTCP Chứng khoán MB (MBS)

6/3, VN-Index đi lên trong phiên và kết thúc ở mức cao nhất trong ngày. Chỉ số hình thành một nến trắng. Khối lượng giao dịch đạt mức trung bình khá.

Ngắn hạn, sau một sóng tăng điểm mạnh, VN-Index đang gặp cản tại vùng điểm 590-600.

HNX-Index đi lên trong phiên và kết thúc ở mức cao nhất trong ngày. Chỉ số hình thành một nến đỏ. Khối lượng giao dịch đạt mức trung bình khá.

Ngắn hạn, sau một sóng tăng điểm mạnh, HN-Index đang gặp cản tại vùng điểm 83-85.

CTCP Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (SHS)

Chỉ số VN-Index tăng 3.61 điểm (+0.63%), lên 578.55 điểm. Mức cao nhất thiết lập trong phiên là 580.04 điểm. Khối lượng giao dịch tăng 27% so phiên trước, lên 131 triệu đơn vị.

Chỉ số RSI14 tăng lên mức 60 điểm, tâm lý thị trường tích cực hơn. MACD 9 ngày duy trì khoảng cách phía dưới đường tín hiệu, chỉ báo về xu hướng điều chỉnh.

Chỉ số HNX-Index tăng 0.61 điểm (+0.75%), lên 81.81 điểm. Mức thấp nhất trong phiên là 80.87 điểm. Khối lượng giao dịch tăng 21% so với phiên trước, lên 72 triệu đơn vị.

Chỉ số RSI14 tăng lên mức 65.5 điểm. Đường MACD 9 vẫn nới rộng khoảng cách phía dưới đường tín hiệu, chỉ báo về xu hướng điều chỉnh.

Chỉ số HNX-Index ghi nhận phiên tăng điểm thứ 2 liên tiếp từ mốc hỗ trợ kỹ thuật của đường MA20. Thị trường tăng điểm mạnh dần về cuối phiên với thanh khoản tăng, độ rộng thị trường lớn cho tín hiệu tích cực về kỹ thuật.

Thị trường cần thời gian điều chỉnh tích lũy trước khi vượt qua ngưỡng cản kỹ thuật khoảng 595-600 điểm đối với VN-Index, 83-84 điểm đối với HNX-Index, đặc biệt khi kỳ reveiw của hai quỹ ETF đang đến gần. Vùng hỗ trợ gần nhất của VN-Index là khoảng 560-565 điểm. Vùng hỗ trợ đối với HNX-Index là khoảng 78 điểm.Xu hướng thị trường trong trung dài hạn vẫn chưa phải quan ngại.

N.Tùng

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục